| Hotline: 0983.970.780

Tích hợp kiến thức giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình giáo dục

Thứ Sáu 12/07/2024 , 16:32 (GMT+7)

Bình Định Hội thảo tập huấn giúp các thầy, cô giáo nâng cao hiệu quả trong việc tích hợp nội dung phòng chống thiên tai trong các trường học, vừa được tổ chức tại Bình Định.

Năm đầu tiên 2 Bộ NN-PTNT và GD-ĐT cùng phối hợp

Ngày 12/7, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Vụ Cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình giáo dục cho học sinh cấp THCS” cho các đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình giảng dạy của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Việc tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào hoạt động giáo dục giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân khi thiên tai xảy ra. Ảnh: Minh Phúc

Việc tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào hoạt động giáo dục giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân khi thiên tai xảy ra. Ảnh: Minh Phúc

Tại Hội thảo tập huấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết: Ngày 5/1/2024, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã ký kết Chương trình phối hợp số 01/CtrPH-BNNPTNT-BGDĐT thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2024-2029.

Năm 2024 là năm đầu tiên triển khai chương trình phối hợp, hai Bộ đã tiến hành các buổi tập huấn về hướng dẫn “Tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình, hoạt động trong ngành giáo dục” diễn ra từ ngày 28-31/5 tại tỉnh Bắc Kạn.

Đồng thời, ngày 6/6, 10/7 và ngày 12/7, hai Bộ đã tiến hành hội thảo về xây dựng kế hoạch hướng dẫn lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động ngoại khoá trong trường học cũng đã được tổ chức tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của đại biểu là cán bộ quản lý các Sở đến từ 63 tỉnh, thành phố.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày ảnh giới thiệu những hoạt động tích hợp kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai trong nhà trường. Ảnh: Đình Thung.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày ảnh giới thiệu những hoạt động tích hợp kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai trong nhà trường. Ảnh: Đình Thung.

Và tiếp tục chuỗi các hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho các em học sinh, tỉnh Bình Định được lựa chọn để tổ chức trong năm đầu tiên của Chương  trình.

Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Tiến hy vọng qua hội thảo tập huấn, các học viên với sự tham gia tích cực và có những đóng góp sáng tạo để cùng nhau đưa ra một lộ trình ban đầu cho công tác giáo dục về phòng chống thiên tai trong trường học, qua đó từng bước nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và cộng đồng; từng bước xây dựng Nhà trường, cộng đồng an toàn trước thiên tai.

Thiết kế xây dựng trường học an toàn trước thiên tai

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Xuân Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan; thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, ngập lụt gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của tỉnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình và đời sống nhân dân.

Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của thiên tai, nên công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh Bình Định trong những năm qua luôn được chú trọng và từng bước nâng cao, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định luôn quan tâm đến công tác phòng, chống thiên tai trong nhà trường, giáo viên và học sinh.

Các thành viên chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Hội thảo tập huấn vào ngày 12/7 tại Bình Định. Ảnh: Đình Thung.

Các thành viên chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc Hội thảo tập huấn vào ngày 12/7 tại Bình Định. Ảnh: Đình Thung.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi thảo luận các chuyên đề về triển khai thực hiện tích hợp kiến thức phòng, chống thiên tai; Hướng dẫn tích hợp, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vào chương trình các môn học, hoạt động giáo dục cho học sinh cấp THCS;

Thiết kế xây dựng trường học an toàn trước thiên tai, hướng dẫn khai thác sử dụng tài liệu phòng chống thiên tai trong trường học... Học viên là các cán bộ quản lý, các giáo viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ lồng ghép, tích hợp nội dung giảm nhẹ rủi ro  thiên tai vào chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm.

Qua đó, giúp các thầy, cô giáo nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tích hợp, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai trong các trường học.

Tại Hội thảo, các giáo viên đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến tham luận, nêu rõ những hoạt động điển hình đơn vị mình đang triển khai hiệu quả cũng như những thách thức khó khăn trong quá trình tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hoạt động tích hợp bài bản và hiệu quả hơn.

Xem thêm
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Cấp tỉnh không quá 14 Sở

Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tổng số Sở thuộc UBND cấp tỉnh không quá 14 Sở, riêng Hà Nội và TP.HCM không quá 15 Sở.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.