| Hotline: 0983.970.780

Tiếp nước cho người mặc 'áo giáp' chống dịch

Thứ Năm 20/05/2021 , 21:12 (GMT+7)

Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái có sáng kiến 'Tiếp nước cho người chống dịch Covid-19' mà không phải cởi 'áo giáp'…

Những bác sĩ trong phòng xét nghiệm được tiếp nước khi mặc 'áo giáp'. Ảnh: Trung Hiếu.

Những bác sĩ trong phòng xét nghiệm được tiếp nước khi mặc 'áo giáp'. Ảnh: Trung Hiếu.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành dữ dội ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đợt dịch thứ 4 bùng phát ở các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng…đặt ra nhiều câu hỏi cho việc chống dịch Covid-19 một cách hiệu quả nhất, trong đó có việc tiếp nước cho những bác sĩ mặc đồ bảo hộ như “áo giáp” trong quá trình chống dịch…

Là Phó Giám đốc rất trẻ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu xác định khi dịch xuất hiện thì các thầy thuốc sẽ ra tuyến đầu chống dịch.

Thời gian mặc “áo giáp” trong quá trình chống dịch: Điều trị cho bệnh nhân dương tính với Covid-19, truy vết F1, F2, sàng lọc người bệnh hay trong phòng xét nghiệm xét nghiệm… thời gian mỗi khâu như vậy ít nhất cũng phải 4 tiếng đồng hồ có khi kéo dài đến 10 tiếng, việc tiếp nước cho những bác sĩ đó sẽ như thế nào khi không thể cởi “áo giáp” để uống nước được?

Trung bình mỗi người cần từ 30- 40ml nước/kg/24h. Như vậy, mỗi tiếng cơ thể người có trọng lượng 50 kg cần khoảng 70- 90ml nước/h.

Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu (trái) đang hướng dẫn cách đeo bình tiếp nước cho bác sĩ đi làm nhiệm vụ. Ảnh: H. Trung.

Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu (trái) đang hướng dẫn cách đeo bình tiếp nước cho bác sĩ đi làm nhiệm vụ. Ảnh: H. Trung.

Sau nhiều ngày suy nghĩ bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu có một sáng kiến gắn những chai nước bên cạnh sườn bên trong “áo giáp” được nối với dây dẫn nước có khóa, kéo dài lên gần mang tai giấu trong mũ bảo hộ. Khi khát nước, thì người mặc “áo giáp” chỉ cần ngoảnh miệng là ngậm được vào ống hút, sau đó mở van là có thể hút nước từ bình cấp nước đeo bên sườn lên.

Trong điều kiện người bác sĩ làm việc liên tục từ 4- 8 giờ dẫn đến đói, mệt cần lấy lại sức thì có thể đeo thêm một chai nước hoa quả gắn ở sườn bên kia.

Sáng kiến tiếp nước cho những bác sĩ mặc đồ bảo hộ trong quá trình chống dịch Covid-19 được ứng dụng ngay trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh tỉnh Yên Bái khi điều trị cho những bệnh nhân cách ly tại bệnh viện rất hiệu quả. Ngày 17/5/2021 tỉnh Yên Bái cử một đoàn y, bác sĩ và kỹ thuật viên tăng cường cho tỉnh Bắc Giang chống dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp tại đây, đoàn đã mang theo sáng kiến của bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu cho quá trình chống dịch.

Điều không thể ngờ, sáng kiến của bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã được các bác sĩ đang chống dịch tại Bắc Giang áp dụng trong quá trình chống dịch.

Được biết, bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã 8 lần hiến máu nhân đạo cứu sống người bệnh, ngày 19/5/2021 bác sĩ Hiếu là một trong 200 đoàn viên, thanh niên hiến máu cho người bệnh theo lời kêu gọi của Tỉnh Đoàn và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái. 

* Những thao tác gắn bình nước bên sườn cho bác sĩ mặc "áo giáp" chống dịch.

Túi và bình tiếp nước đeo hai bên sườn. Ảnh: Trung Hiếu. 

Túi và bình tiếp nước đeo hai bên sườn. Ảnh: Trung Hiếu

Cận cảnh bình tiếp nước đeo bên sườn. Ảnh: Trung Hiếu.

Cận cảnh bình tiếp nước đeo bên sườn. Ảnh: Trung Hiếu.

Dây dẫn nước lên má. Ảnh: Trung Hiếu.

Dây dẫn nước lên má. Ảnh: Trung Hiếu.

Người mặc 'áo giáp' có thể uống nước như thế này. Ảnh: Trung Hiếu. 

Người mặc "áo giáp" có thể uống nước như thế này. Ảnh: Trung Hiếu

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.