| Hotline: 0983.970.780

'Tiếp sức' cho đất nhân Ngày Đất Thế giới

Thứ Tư 05/12/2018 , 07:30 (GMT+7)

Năm 2013, tại kỳ họp thứ 68, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 5/12 hằng năm là Ngày Đất Thế giới.

Đây là hoạt động nhằm vinh danh những cống hiến to lớn của cố Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej trong việc cải tiến đất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Ngày 5/12 năm nay là lần thứ năm thế giới "gửi tình yêu vào đất" với hy vọng "được hoa trái đầy cành."
 

Giảm xói mòn đất, hướng đến phát triển bền vững

Mục đích của Ngày Đất Thế giới nhằm thúc đẩy và nâng cao nhận thức của con người về sự tồn tại của đất trong sự phát triển nông nghiệp và an toàn thực phẩm, bên cạnh những thách thức của tốc độ gia tăng dân số.

Nhân viên kỹ thuật Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho nông dân tại Di Linh Lâm Đồng

Hiện nay, mỗi ngày, hành tinh của chúng ta tăng thêm 200.000 người trong khi đất nông nghiệp bị mất do xói mòn và khan hiếm nước do cạnh tranh về sử dụng nguồn nước. Rất nhiều người trên thế giới phải sống trong cảnh nghèo đói và đa dạng sinh học đang biến mất nhanh chóng. Chúng ta đang sử dụng nguồn tài nguyên nhanh hơn 50% so với mức thiên nhiên có thể tự tái tạo.

Nhận thức được thực trạng sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp, năm 2013, Syngenta giới thiệu Chương trình Phát triển Bền vững với 6 cam kết nhằm góp phần giải quyết thách thức lớn về an ninh lương thực và phát triển bền vững của toàn cầu, giúp nông dân thu được những vụ mùa hiệu quả hơn trong khi vẫn sử dụng diện tích đất canh tác hiện có, đồng thời bảo vệ thiên nhiên và cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn với những mục tiêu cụ thể đặt ra cho đến năm 2020.

Syngenta cam kết nâng cao năng suất cây trồng với mục tiêu tăng 20% năng suất trung bình của các loại cây trồng chính trên thế giới mà không cần tăng lượng đất, nước hoặc các yếu tố đầu vào khác. Tới năm 2017, Syngenta đã thành lập một mạng lưới toàn cầu bao gồm hơn 2.600 vườn đối chứng và 1.400 vườn tham chiếu để so sánh hiệu quả sản xuất giữa hai bên và đưa ra biện pháp cải thiện năng suất. Sản lượng vườn tham chiếu tăng 10,9% tính từ thời điểm ban đầu, so với con số 7,3% từ các vườn đối chứng trong năm 2017.

Syngenta cũng cam kết bảo vệ nhiều đất nông nghiệp hơn bằng cách cải thiện độ màu mỡ của 10 triệu hecta đất nông nghiệp trên toàn cầu đang có nguy cơ bị suy thoái. Tới năm 2017, Syngenta đã thực hiện các dự án và khóa tập huấn nhằm giúp nông dân khai thác đất đai theo hướng giảm thiểu sự kiệt quệ của nguồn tài nguyên này. Trong 4 năm thực hiện chương trình, công ty đã thực hiện 157 dự án tại 41 quốc gia, giúp 7,5 triệu ha đất nông nghiệp được hưởng lợi.


Syngenta cũng cam kết thúc đẩy đa dạng sinh thái bằng cách tăng mức đa dạng sinh thái cho 5 triệu hecta đất nông nghiệp tới năm 2020. Trên thực tế, công ty đã vượt mục tiêu đề ra khi tới năm 2017, tổng cộng 5,6 triệu ha đất nông nghiệp đã được hưởng lợi. 229 dự án được thực hiện tại 37 quốc gia, giúp giảm xói mòn đất, tăng cường dinh dưỡng cho đất, bảo vệ loài thụ phấn cho cây trồng, tăng cường chất lượng nước...

Ngoài ra, Syngenta còn cam kết tiếp sức cho các nông hộ nhỏ qua việc giúp 20 triệu nông hộ nhỏ tăng 50% sản lượng nông nghiệp; bảo vệ an toàn cho con người bằng cách huấn luyện an toàn lao động cho 20 triệu nông dân, đặc biệt tại các nước đang phát triển.


Cùng nông dân Việt làm giàu cho đất

Thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững, tại Việt Nam, Syngenta chú trọng tới việc thực hiện hai mục tiêu, đó là “Tiếp sức cho các nông hộ nhỏ” và “Bảo vệ an toàn cho con người”.

Ngay từ giữa năm 2016, Syngenta cùng với Công ty Louis Dreyfus Company Việt Nam (LDC), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH và công ty Công ty Jacobs Douwe Egberts (JDE) đã xây dựng đề án “Phát triển các mô hình cảnh quan bền vững trong sản xuất cà phê và nâng cao năng lực cho các bên tham gia nhằm giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu" trình lên UBND tỉnh Lâm Đồng. Dự án giúp xây dựng các mô hình canh tác cà phê cảnh quan thí điểm tại các xã Tân Thượng, Tân Nghĩa, Tân Châu, Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh), các xã Lộc An, Lộc Ngãi, Lộc Đức, Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đất, nước tưới, hóa chất nông nghiệp và biến đối khí hậu trong sản xuất cà phê.

Các chuyên gia của dự án tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 92 cán bộ kỹ thuật tại địa phương và 2.476 nông dân về sản xuất nông lâm kết hợp, tưới tiết kiệm, bảo tồn nguồn nước, quản lý hóa chất nông nghiệp; áp dụng nhân rộng mô hình cảnh quan vườn cà phê đối với 800 hộ nông dân đã được tập huấn trong vùng dự án. 

Gần 4.000 nông dân và gần 4.500 ha cà phê tại Lâm Đồng đã được hưởng lợi từ dự án này, với tổng kinh phí 511.821 euro đóng góp từ các đối tác tham gia.

Trong khuôn khổ dự án, để thúc đẩy sử dụng các biện pháp bảo vệ cây trồng và phân bón có trách nhiệm hơn, các chuyên gia của dự án đã tiến hành phân tích mẫu đất và tư vấn cho nông dân để tối ưu dinh dưỡng cho cây cà phê. Các chuyên gia cũng "chỉ mặt" các hóa chất bị cấm và gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng xấu tới đất, nước và sức khỏe đồng thời đưa ra khuyến nghị các loại phân bón và thuốc BVTV thân thiện, hiệu quả mà nông dân nên sử dụng.

Nông dân cũng sẽ được tập huấn các vấn đề an toàn lao động như đánh giá rủi ro môi trường và cây trồng, và sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động an toàn tiêu chuẩn, đồng thời các thiết bị bảo hộ lao động sẽ được cung cấp cho nông dân và các công nhân phun thuốc. Các mô hình điểm được xây dựng theo quy trình khép kín đảm bảo đủ 4 yếu tố: bảo tồn nguồn tài nguyên, đảm bảo thu nhập nông dân, bảo vệ sức khỏe cho người trồng và bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Xuân Trường, ở Di Linh, Lâm Đồng cho biết nhờ được hướng dẫn thuật canh tác cà phê bền vững, kỹ năng sử dụng phân bón và thuốc BTTV hiệu quả mà ông giảm được đáng kể chi phí sản xuất. Không chỉ vậy, năng suất vườn cà phê của ông cao hơn hẳn so với trước. Nhớ lời tư vấn của các chuyên gia, ông tuyệt đối không sử dụng các hóa chất bị cấm và tuân thủ sử dụng thiết bị bảo hộ lao động mỗi khi phun thuốc BVTV

Nhờ những thành công từ dự án tại Lâm Đồng, sắp tới, Syngenta  tiếp tục phối hợp với Công ty LDC, Công ty JDE và IDH cùng tiếp tục triển khai dự án phát triển cà phê bền vững mới với kinh phí 1 triệu USD, mang lại lợi ích cho khoảng 3.000 nông dân tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai - thuộc vùng sản xuất cà phê trọng điểm ở Tây Nguyên.

Một trong những điểm nhấn của dự án là phát triển 30 điểm trình diễn, trong đó các kỹ thuật quản lý đất và phân bón mới được áp dụng, sử dụng các sản phẩm bảo vệ mùa màng, xen canh và các hệ thống thủy lợi hiệu quả. Các kỹ thuật thành công nhất sau đó sẽ được nhân rộng lên đến 9.000 ha cà phê tại các tỉnh triển khai dự án.

Nói về những cam kết của Syngenta đối với nông nghiệp và nông dân, ông Weraphon Charoenpanit, Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam, nhấn mạnh: "Một nền nông nghiệp chỉ thật sự bền vững khi mỗi công ty, tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành tự nhận ra được vai trò và trách nhiệm của mình trong sự phát triển chung, có cam kết lâu dài, mạnh mẽ và nghiêm túc trong việc hiện thực hóa nó. Bảo vệ đất đai là cách góp phần giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai. Syngenta nhận thức rõ vai trò của mình và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương và người nông dân làm giàu cho đất để giàu lên từ đất".

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.