| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục tìm cách ‘giải phóng’ thủy sản ở Cát Bà

Thứ Ba 26/04/2022 , 09:44 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối để giúp người dân tiêu thụ thủy sản tại các lồng bè thuộc diện phải di dời ở Cát Bà.

Vẫn còn khoảng 4 nghìn tấn thủy sản ở Cát Bà cần 'giải phóng' để tháo dỡ lồng bè. Ảnh: Đinh Mười.

Vẫn còn khoảng 4 nghìn tấn thủy sản ở Cát Bà cần 'giải phóng' để tháo dỡ lồng bè. Ảnh: Đinh Mười.

Tối 25/4, ông Hoàng Trung Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng chia sẻ với chính quyền và nhân dân huyện Cát Hải trong việc tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Đại diện các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Nomura khẳng định, sẽ đồng tình, sẵn sàng ủng hộ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong quá trình thực hiện tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà để có thể sớm đưa nơi đây trở thành trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế.

“Tại hội nghị các doanh nghiệp cam kết sẽ tiêu thụ giúp bà con là 40 tấn, con số này chưa phải cuối cùng, chúng tôi vẫn đang thống kê thêm”, ông Cường chia sẻ.

Việc di chuyển lồng bè ở Cát Bà để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Đinh Mười.

Việc di chuyển lồng bè ở Cát Bà để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Ảnh: Đinh Mười.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Báo NNVN, ông Nguyễn Văn Toan, một trong những hộ được giao thu gom thủy sản lồng bè cho người dân ở Cát Bà cho biết, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 1/3 số lượng thủy sản được tiêu thụ.

Thời gian qua, việc tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn cơ bản do ảnh hưởng dịch Covid-19, hiện nay, hoạt động du lịch đã trở lại bình thường, nhà hàng, khách sạn đã được mở cửa nên việc tiêu thụ đã thuận lợi hơn.

“Với tình hình du lịch đã hoạt động trở lại như hiện nay và sự vào cuộc của chính quyền tôi nghĩ việc tiêu thụ thủy sản cho người dân trong thời gian tới sẽ nhanh thôi”, ông Toan cho hay.

Được biết, việc giải tỏa lồng bè ở Cát Bà nhằm thực hiện mục tiêu đưa nơi này trở thành trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Theo đó, có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể tại Cát Bà thuộc diện phải tháo dỡ, đi theo đó là trên 2.200 tấn cá, hơn 4.200 tấn nhuyến thể cần tiêu thụ.

Ngay sau khi được HĐND TP Hải Phòng thông qua đề án hỗ trợ, việc ‘giải phóng’ thủy sản lồng bè tại Cát Bà được cơ quan chức năng thực hiện tích cực trong suốt thời gian qua, tuy nhiên do những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định nên chưa đạt được như yêu cầu đề ra.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.