| Hotline: 0983.970.780

Tiêu chuẩn chương trình Sữa học đường 'dậm chân tại chỗ' đến bao giờ?

Thứ Sáu 16/08/2019 , 15:12 (GMT+7)

Nhiều tỉnh - thành đang chuẩn bị đấu thầu Sữa học đường nhưng chưa biết căn cứ vào quy định nào để thực hiện chương trình này.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, chỉ trả lời một số kênh truyền hình (?).

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa, năm học mới sẽ bắt đầu, doanh nghiệp ngành sữa và phụ huynh đang chờ đợi những chỉ đạo cụ của Bộ Y tế việc ban hành Tiêu chuẩn đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường. Trong khi đó, thực trạng tại Bộ Y tế là “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Điều này khiến dư luận thắc mắc đặt câu hỏi: Tiêu chuẩn chương trình Sữa học đường “dậm chân tại chỗ” đến bao giờ? Thậm chí, không ít ý kiến tỏ ra ngờ vực, phải chăng đang có một “kịch bản” của lợi ích nhóm khiến Bộ Y tế chậm trễ ban hành Tiêu chuẩn cho Sữa học đường?

Bày tỏ ý kiến về việc chậm trễ ban hành Tiêu chuẩn này, PGS. TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết: Chưa có Thông tư nên ngành giáo dục tại các địa phương, các doanh nghiệp sữa đang loay hoay không biết lấy căn cứ nào để đấu thầu.

“Nếu Thông tư Sữa học đường được ban hành kịp thời trước năm học mới thì sẽ có căn cứ pháp lý, có sân chơi công bằng, minh bạch để các doanh nghiệp tham gia đấu thầu hợp lý. Hiện nay, khi chưa có Thông tư mà các đơn vị lại căn cứ vào quy định cũ sẽ phải hủy kết quả đấu thầu này làm lại khi có Thông tư mới, khó cho ngành giáo dục các địa phương và các doanh nghiệp”, ông Trung cho hay.

Chương trình Sữa học đường là một chủ trương đúng đắn, được Chính phủ phê duyệt để góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em Việt Nam. Đấu thầu Chương trình Sữa học đường là hình thức cạnh tranh để tìm ra nhà cung cấp sản phẩm sữa hiệu quả nhất cho các trường học. Do đó, nếu không đưa ra tiêu chí cụ thể thì khó có sự cạnh tranh để tổ chức đấu thầu. Chính điều này khiến dư luận băn khoăn, nghi ngờ về tính công khai, minh bạch của Chương trình Sữa học đường.

Theo lịch làm việc của Bộ Y tế, sáng 15/8/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường chủ trì cuộc họp về Thông tư Sữa học đường. Tuy nhiên, đến phút chót, Bộ Y tế bất ngờ huỷ họp và trách nhiệm trả lời phỏng vấn báo chí được “đá ngang” sang Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em.

Khi PV các cơ quan báo chí làm việc với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em thì ông Nguyễn Đức Vinh – Vụ trưởng cho biết không mời các cơ quan báo chí, không trả lời các cơ quan báo chí mà chỉ trả lời một số kênh truyền hình (?). Còn Bộ Y tế chỉ phát cho các PV một tờ Thông tin với nội dung: Ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Chương trình SHĐ.

Ngay sau quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5450/QĐ-BYT về Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình SHĐ. Đồng thời, Bộ Y tế nhấn mạnh, sản phẩm sữa tươi trong Chương trình SHĐ phải sử dụng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ NN-PTNT.

Tiêu chuẩn chương trình Sữa học đường “dậm chân tại chỗ” đến bao giờ? Phải chăng đang có một “kịch bản” của lợi ích nhóm khiến Bộ Y tế chậm trễ ban hành Tiêu chuẩn cho Sữa học đường? Đó là những câu hỏi mà dư luận hết sức băn khoăn cần có câu trả lời từ phía Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.