| Hotline: 0983.970.780

Tìm cách di dời đàn voọc tấn công khiến 18 người bị thương

Chủ Nhật 07/03/2021 , 17:34 (GMT+7)

Hai phương án được các chuyên gia đưa ra là gây mê voọc bằng súng phi tiêu từ xa và bẫy nhử mồi, sau đó đưa đàn voọc đến khu vực cách đó hơn 10km.

Cơ quan chức năng lập chốt cảnh báo tại khu vực sinh sống của đàn voọc. Ảnh: Công Điền.

Cơ quan chức năng lập chốt cảnh báo tại khu vực sinh sống của đàn voọc. Ảnh: Công Điền.

Ngày 7/3, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, đã đề nghị UBND tỉnh này chấp thuận cho UBND huyện Hướng Hoá thực hiện phương án bắt giữ, di dời đàn voọc tấn công người trong thời gian qua.

Theo UBND huyện Hướng Hóa, từ ngày 26/6/2020 đến nay, trên địa bàn thôn Cha Lỳ và Sê Pu (xã Hướng Lập, Hướng Hoá) xuất hiện đàn voọc đen gáy trắng, còn gọi là voọc Hà Tĩnh (tên khoa học là Trachypithecus hatinhensis).

Đến nay vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu con voọc nhưng theo chính quyền địa phương nhiều khả năng đàn voọc này có 3 con, mỗi con nặng từ 4-10kg.

Mỗi khi nghe tiếng động cơ của phương tiện qua lại trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đàn voọc thường bị kích động, đuổi theo tấn công, cắn người đi trên xe máy.

Theo thống kê, đã có 18 người bị đàn voọc tấn công, có người bị cắn rách chân khiến nhân dân hoang mang.

Dù sự việc xảy ra trong một thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào khiến đàn voọc trở nên hung dữ và thường xuyên cắn người.

Cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã dùng nhiều biện pháp như dựng hàng rào lưới chắn cao 2,5m, cử lực lượng canh gác, xua đuổi nhưng đàn voọc vẫn tấn công người đi đường.

Trước đó, biện pháp sử dụng chó nghiệp vụ để xua đuổi đàn voọc cũng đã được các cơ quan chức năng đề xuất nhưng đã bị bác bỏ.

Để tìm giải pháp xử lý đàn voọc, Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá đã tham vấn chuyên gia của tổ chức Tam Hầu - Bảo tồn động vật hoang dã (TMWC), Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (FPV),  lên phương án bắt giữ và di dời đàn voọc.

Hai phương án được các chuyên gia đưa ra là gây mê voọc bằng súng phi tiêu từ xa và bẫy nhử mồi. Sau khi bắt được sẽ đưa đàn voọc đến khu vực gần bản Trăng, xã Hướng Việt (Hướng Hoá), cách nơi cư trú của đàn voọc hiện tại khoảng 10km để giám sát. Đây là khu vực rừng tự nhiên trên 500ha, nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá. 

Dự kiến sẽ có 12 người tham gia việc bắt giữ, di dời đàn voọc, kinh phí thực hiện hơn 118 triệu đồng.

Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, một chuyên gia về loài linh trưởng cho hay, phương pháp bắt và di chuyển đàn voọc khỏi nơi cư trú của chúng gọi là phương pháp bảo tồn chuyển vị.

Đối với việc bảo tồn các loài linh trưởng thì đây là một trong những phương pháp rất hạn chế áp dụng trừ khi bất khả thi bởi khó khăn và thách thức như: đàn này sẽ khó giữ được khi dời vì các cá thể này sẽ đi mỗi nơi 1 con; bị các loài khỉ bản địa tấn công nếu gặp nhau; mất thời gian dài để tìm kiếm nguồn thức ăn và quen với môi trường sống mới và vùng sống mới. Đồng thời chúng cũng có thể chịu ảnh hưởng stress khi thay đổi nơi sống.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất