Diễn đàn do Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) phối hợp với Diễn đàn cà phê toàn cầu (GCP), Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) và Grow Asia tổ chức.
Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt phát biểu khai mạc |
Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới cùng với những thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sản xuất nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng đã đóng góp quan trọng cho phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.
Năm 1961, diện tích cà phê Việt Nam mới đạt khoảng 21 ngàn ha, đến nay đã có 22 tỉnh, thành, 105 huyện trồng cà phê với 5 vùng sản xuất chính, gồm: Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Việt Nam, với trên 600 ngàn ha, năng suất cà phê thuộc các nước cao nhất thế giới. Năm 2018, xuất khẩu 1,8 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,8 triệu USD.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế giải đáp mọi câu hỏi của đại biểu. |
Tuy nhiên, theo ông Đức, trong giai đoạn hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đang gặp phải một số thách thức, như cà phê tăng trưởng cao, nhưng chưa ổn định và bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro trước biến động của thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Do đó, trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan có nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển cà phê bền vững, như xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển cà phê, đề án cà phê bền vững; đề án tái canh cà phê, đề án sản phẩm quốc gia cà phê chất lượng cao; thành lập Ban chỉ đạo tái canh (đến nay đã có 98/120 ngàn ha cà phê được tái canh); Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam...
Theo ông Gerardo Patacconi, Giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn, nhất là từ năm 1990 đến nay Việt Nam tăng trưởng cà phê rất nhanh và một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về cà phê Robusta, đã trở thành quốc gia sản xuất lớn thứ 2 trên thế giới.
Năm 1990 chỉ từ 1,3 triệu bao cà phê, nhưng đến nay đã phát triển đến 31 triệu bao cà phê năm. Hiện loại cà phê đang xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê nhân, cà phê hòa tan, cà phê rang say…
Đây cũng là những loại cà phê được nhiều thị trường thế giới ưa chuộng, do đó chính là cơ sở để khẳng định tiềm năng lớn cho cà phê Việt Nam. Việt Nam hiện đang tập trung tăng trưởng tiêu thụ cà phê trong nước, khiến những năm qua tại thị trường trong nước Việt Nam lượng cà phê càng tăng trưởng nhanh.
Thảo luận tìm giải pháp phù hợp cho phát triển cà phê bền vững. |
Trong thời gian tới (2019-2020), do tại Brazil đang ở trong chu kỳ giảm của chu kỳ sản xuất cà phê 2 năm một lần, vì thế dẫn đến giá cũng giảm sẽ dẫn đến giảm sử dụng đầu vào trong sản xuất.
Thực tế giá cà phê giảm và đang chịu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng xấu tới ngành cà phê Việt Nam.
Diễn đàn này các chuyên gia, các Tổ chức quốc tế sẽ tập trung chia sẻ ý tưởng và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển cà phê Việt Nam bền vững hơn - nơi cung cấp nguồn cà phê quan trọng của thế giới.