| Hotline: 0983.970.780

Cà phê tái canh ở Tây Nguyên đối mặt với dịch bệnh

Thứ Sáu 27/09/2019 , 21:09 (GMT+7)

Ngày 27/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Cục Trồng trọt, Sở NN-PTNT Lâm Đồng và Ban quản lý dự án VnSAT tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: Tái canh và phát triển cà phê bền vững.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, diện tích cà phê cả nước đến năm 2018 là khoảng 688 nghìn ha, trong đó vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ chiếm 625 nghìn ha. Tây Nguyên là vùng chủ lực cây cà phê vối với diện tích khoảng 622 nghìn ha (chiếm trên 90% diện tích cả nước) và năng suất bình quân đạt vào khoảng 26 tạ/ha.

Việc tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên thời gian qua gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh gây nên.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, việc tái canh cây cà phê đã được thực hiện trong nhiều năm qua và các Bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tái canh vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết nên phải tập trung tìm hiểu và cần có một cách nhìn mới hơn, tổng hợp hơn để có giải pháp.

Đến cuối năm 2018, diện tích tái canh cà phê cả nước là khoảng 110 nghìn ha và chủ yếu trồng bằng giống mới. Trong quá trình canh tác, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa đồng bộ, canh tác chưa hợp lý, bón phân không cân đối và lạm dụng thuốc BVTV nên chất lượng chưa cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong đó, nguy cơ mất an toàn về dư lượng thuốc BVTV đang là rào cản cho ngành cà phê phát triển ổn định, hội nhập quốc tế.

Tại diễn đàn, bà Đào Thị Lan Hoa, đại diện Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) chia sẻ, trong việc tái canh, giống cà phê là yếu tố đầu tiên quyết định sự phát triển bền vững. Những năm qua, viện đã nghiên cứu và chuyển giao cho người dân sản xuất các loại giống cao như cà phê vối, cà phê vối lai tổng hợp, giống kháng tuyến trùng và cà phê chè.

Các chuyên gia cho rằng, để cà phê tái canh phát triển tốt thì nông dân cần thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, yếu tố đầu tiên là chọn giống chất lượng, có sức kháng bệnh cao.

WASI cũng lắp đặt công nghệ dây chuyền sản xuất hỗn hợp đất sạch bệnh để làm giá thể gieo ươm cây, nâng cao chất lượng giống. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào canh tác để nâng cao chất lượng cây trồng.

Bà Nguyễn Thị Thủy, Viện Bảo vệ thực vật chia sẻ, để cà phê phát triển tốt, người làm cần chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh. Trong đó, cần áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ vào phòng chống sâu, bệnh hại. Những năm qua, Viện đã cùng người dân thực hiện nhiều mô hình như diệt ve bằng keo, trải nylon phủ nền đất dưới gốc cây hoặc đổ nước vôi… mang lạ hiệu quả cao. Hạn chế dùng thuốc BVTV để tránh ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản.

Tại diễn đàn, nhiều nông dân đã nêu những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình canh tác và đã được các chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp chia sẻ, tháo gỡ. Nhiều biện pháp phòng trừ dịch bệnh, cây giống, phát triển thị trường… được các chuyên gia đề cập.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.