| Hotline: 0983.970.780

Tạo mã số cho vùng trồng cà phê

Thứ Năm 23/05/2019 , 17:04 (GMT+7)

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức Hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê đã triển khai trên 8.500 hộ trồng cà phê tại tỉnh Lâm Đồng.

Hội thảo hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê

Hướng tới nền nông nghiệp 4.0, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) và GCP đã cùng với các đối tác xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê trên 8.500 hộ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhằm quản lý ngành hàng cũng như đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất.

Phần mềm trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh,... qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức, cà phê cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hệ thống thông tin mã số vùng trồng với cơ sở dữ liệu là những sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất quy củ, hiệu quả, tiết kiệm. Các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa các kết quả ghi chép nhật ký đó để giảm giá thành chứng nhận, từ đó giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất.

Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nướccũng có sở dữ liệu để tham khảo trong định hướng phát triển cà phê bền vững, tạo niềm tin cho các nhà chế biến, người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Các điều tra viên đi điều tra thực tế từng nông hộ trồng cà phê tại Lâm Đồng. Ảnh: NDong Brừm

Trưởng đại diện GCP tại Việt Nam Trần Quỳnh Chi cho biết, tới đây tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với Bộ NN-PTNT và GCP xây dựng lộ trình để mở rộng ra toàn tỉnh. Với tỉnh, thành khác, GCP đang liên kết với các dự án khác trong ngành cà phê để có thể hỗ trợ nông dân, từ đó các tỉnh có thể đưa ra quyết định ứng dụng hệ thống này trên cấp độ ngành.

“Với hệ thống như thế này, nếu chúng ta chỉ áp dụng nhỏ lẻ sẽ không có ý nghĩa, cần áp dụng đồng bộ cho cả một vùng, khi đó chúng ta mới có một bức tranh toàn cảnh. Hiện Bộ NN-PTNT đang có nhiều chương trình dự án cho phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). Các chương trình, dự án có thể hỗ trợ Bộ trong việc mở rộng hệ thống này. Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT có thể xây dựng bản hướng dẫn để các tỉnh có thể tự xây dựng ngân sách và tự thu thập dữ liệu vào hệ thống", bà Chi chia sẻ.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 3] Phát triển trang trại, gia trại

Bắc Kạn Chăn nuôi ở Bắc Kạn chuyển dần từ nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, huy động doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.