| Hotline: 0983.970.780

Tin tức 24h hôm nay

Tin tức báo in số 111, ra ngày hôm nay 6/6/2022

Thứ Hai 06/06/2022 , 06:30 (GMT+7)

Dưới đây là tổng hợp những tin tức 24h qua mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Nông nghiệp Việt Nam số 111 hôm nay 6/6/2022.

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 111 ra ngày 6/6/2022

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 111 ra ngày 6/6/2022

Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay

- Sức chống chịu của nền kinh tế còn yếu trước các cú sốc

Ngày 5/6, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới”. Tham dự có Thủ tướng Phạm Minh Chính. (trang 2)

- Việt Nam công bố sản xuất thành công vacxin dịch tả lợn Châu Phi

Chiều 3/6, Bộ NN-PTNT tổ chức công bố sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi, vacxin thương mại có tên là NAVET-ASFVAC. (trang 3)

- Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang sở hữu đàn cá chim vây vàng giống gốc, loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, hiện nuôi trên vịnh Vân Phong. (trang 4)

- Thương hiệu chè từ bờ vực phá sản thành niềm tự hào của Sơn La

“Trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La, bên cạnh chè Trọng Nguyên còn có sản phẩm chè Tà Xùa tại huyện Bắc Yên - một đặc sản tiêu biểu gắn với đồng bào dân tộc người Mông nơi đây. Mỗi sản phẩm như chè Trọng Nguyên, chè Tà Xùa đều gắn liền những câu chuyện của người đồng bào dân tộc. Đó là sự sáng tạo cũng như tâm huyết của người dân trong việc làm ra những sản vật đặc biệt mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền”, bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Sơn La, chia sẻ. (trang 5)

- Thời điểm vàng giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL: [Bài 4] Vì sao nhiều quy trình chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Thời gian qua, nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL đã được triển khai nhưng do nhiều nguyên nhân, các quy trình này chưa thể triển khai sâu rộng trong dân. (trang 6)

- Cần cân nhắc khi áp thuế đồng loạt 5% với phân bón vô cơ xuất khẩu

Hiệp hội Phân bón Việt Nam vừa có văn bản phản hồi Bộ Tài chính liên quan tới dự thảo áp dụng đồng loạt thuế xuất khẩu 5% đối với phân bón vô cơ. (trang 7)

- Gặt lúa lúc mờ sương cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Nhóm nông dân lúi húi gặt lúa để làm cốm từ lúc mờ sương dưới cái bóng đổ dài của khách sạn 5 sao Marriot, sát cạnh là Trung tâm Hội nghị Quốc gia. (trang 8)

- Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt: Chuyện nón đẹp Ba Đồn, gái xinh Đức Thọ…

Câu thành ngữ, vế trước là nói về nón đẹp Ba Đồn, vế sau nói gái xinh Đức Thọ, nhưng nhiều người lại trốn từ vì bị ám ảnh từ ấy là từ tục. (trang 9)

- Phối hợp chặt ngăn chặn phá rừng giáp ranh Bình Định và Gia Lai

Ngành chức năng 2 tỉnh sẽ siết chặt điều tra, xử lý những người dân địa phương có dấu hiệu thông đồng, cấu kết với lâm tặc trong khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. (trang 11)

- Nông nghiệp đô thị là xu thế tất yếu của Hà Nội

Trước tình trạng quỹ đất mỗi ngày một thu hẹp, nông nghiệp đô thị là xu thế tất yếu của huyện Đông Anh nói riêng, cũng như của Hà Nội nói chung. (trang 13)

- Nhà máy nước sạch "đắp chiếu", hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt

Hoạt động được 6 năm thì nhà máy nước sạch xã Khánh Vĩnh Yên “đắp chiếu” khiến hàng trăm hộ dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. (trang 14)

- Hồ chứa thải quặng đe dọa an nguy người dân

Hồ chứa thải quặng đuôi sau tuyển của Công ty cổ phần khoáng sản 3 có hiện tượng rò rỉ trên thân đập, khiến người dân lo lắng nhất là khi mưa lớn xảy ra. (trang 15)

- Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại: Liên kết trên cánh đồng lớn nhưng… chậm lớn

Liên kết sớm được triển khai ở ĐBSCL, giải pháp thoát sản xuất quy mô nhỏ đã chứng minh kết quả. Nhưng nhìn chung tiến triển còn chậm, hợp đồng lỏng lẻo. (trang 16)

Tin tức khác

- Cần sớm bảo vệ làng đá trăm năm tuổi nơi biên giới Cao Bằng

- Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ

- Tập đoàn Minh Phú và Đại học Nha Trang hợp tác đào tạo nhân lực

- Mỗi năm có khoảng 1.000 thay đổi về các biện pháp an toàn thực phẩm

- Yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình sớm khắc phục lỗi

- 500m2 nuôi ốc nhồi, thu nhập đều đặn 10 triệu đồng/tháng

Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923

Văn phòng đại diện

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341

Email: cnbaonnvn@gmail.com

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.

ĐT - Fax: (0258) 3818022    

E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL

Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ

ĐT: (0292) 3835431

VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ

156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:

ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129

VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:

Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

ĐT: 0975576886

VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:

465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên

ĐT, Fax: (0208) 3848235

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm