| Hotline: 0983.970.780

Tin tức 24h hôm nay

Tin tức báo in số 113, ra ngày hôm nay 8/6/2022

Thứ Tư 08/06/2022 , 06:30 (GMT+7)

Dưới đây là tổng hợp những tin tức 24h qua mới và hay nhất sẽ ra trên báo giấy Nông nghiệp Việt Nam số 113 hôm nay 8/6/2022.

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 113 ra ngày 7/6/2022

Tổng hợp tin tức báo giấy trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số 113 ra ngày 7/6/2022

Tin tức nổi bật trên số báo hôm nay

- Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn: Thẳng thắn tháo những điểm nghẽn trong nông nghiệp

Chiều 7/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã giải đáp nhiều vấn đề của ngành nông nghiệp được các đại biểu quan tâm, chất vấn như xử lý ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu phía Bắc; giảm chi phí vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp; mở rộng thị trường xuất khẩu... 

* Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiều nông sản Việt đã vào được thị trường khó tính

* Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Chất thải nông nghiệp chính là tài nguyên

(trang 2+3)

Giống cây đặc sản đang trên bờ vực tuyệt chủng: II- Trần gian có một giống mơ quả màu tím ngắt

Chiều hôm đó, khi chúng tôi đột ngột về thăm, bà Nguyễn Thị Tình cứ tiếc rẻ mãi bởi hơn 10 quả mơ tím cuối cùng trên cây vừa bị thằng cháu vặt ăn (trang 4)

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế bỏ ruộng

Nhiều địa phương ở Hải Phòng đã và đang tìm cách khắc phục diện tích bỏ ruộng không canh tác gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. (trang 5)

- Bắc Kạn từng kì vọng sản xuất ô tô trước Vinfast hàng chục năm

Nhà máy Sản xuất ô tô Tralas tại xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn đã chế tạo hai chiếc xe nhưng không bán được nên bị bỏ hoang nhiều năm... (trang 6)

- Giá thanh long tăng mạnh trở lại

Hiện giá thanh long ruột trắng ở Bình Thuận được thu mua với mức cao, bình quân 20.000 đồng/kg, tuy nhiên nông dân còn rất ít hàng để bán. (trang 5)

- Cù lao Khoai xứ - Chuyện bây giờ mới kể: Chuyện làng nghề 200 năm tuổi giữa biển khơi

Ngoài những đặc sản quý hiếm dưới biển, Phú Quý có một món “đặc sản” khác trên cạn, tuy rẻ nhưng lại là một trong những món mang đặc trưng riêng của đảo. (trang 8)

- Hợp tác nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc, lãi hơn 60%

Từ nuôi tự phát, thô sơ, Tổ hợp tác nuôi cá lồng xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã có điều kiện đầu tư, nâng cao kỹ thuật, lợi nhuận đạt hơn 65%. (trang 10)

- Quảng Ninh mục tiêu 8.000 tỷ đồng từ nuôi biển

Giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Ninh mục tiêu đạt giá trị sản xuất từ nuôi biển trên 8.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản. (trang 11)

- Em sống được là nhờ bác đấy

Hồi đó, ông trạm trưởng không hề được của tôi một chén nước mà vẫn bảo lãnh giúp vay vốn, đến bây giờ gặp, tôi vẫn phục bảo: “Em sống được là do bác đấy”. (trang 12)

- Việt Nam nỗ lực giảm 9 triệu tấn khí CO2e từ nông nghiệp trong 10 năm

Từ thành công của Dự án VnSAT, Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới nghiên cứu khởi động dự án về nông nghiệp carbon thấp và tăng trưởng xanh để giảm 9 triệu tấn CO2e. (trang 13)

- Buông lỏng để khai thác khoáng sản trái phép

UBND thị trấn Hai Riêng và UBND xã Đức Bình Tây đã lơ là, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tổ chức kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép... (trang 14)

- Ngổn ngang dự án di dời khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

Công tác dọn dẹp vệ sinh sau khi “hạ giải” các công trình chậm đã tạo nên cảnh ngổn ngang, mất mỹ quan đô thị tại Kinh thành Huế. (trang 15)

- SẢN XUẤT Ở ĐBSCL, NHỮNG TRỞ NGẠI: Liên kết khó từ đâu?

Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo trên cánh đồng lớn chưa chặt chẽ, còn mang tính thời vụ, lợi ích cục bộ và chưa bền vững. Vì sao? (trang 16)

Tin tức khác

- Vấn đề dư luận: Chất lượng cán bộ và lý tưởng công chức

- Sản xuất bền vững và tiêu thụ sản phẩm trái cây chủ lực phía Nam

- Lào Cai: Trồng mới 860ha chè

- Giới thiệu quả vải Việt Nam trong Lễ hội Việt Nam tại Tokyo

- Hạt điều nhập khẩu phần lớn từ Campuchia

- Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt: “Muốn ăn đi tát, muốn ngồi mát đi câu” nghĩa là gì?

- Lâm Đồng: Nông nghiệp công nghệ cao chiếm 21% diện tích canh tác

Bạn đọc đặt mua báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:

Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923

Văn phòng đại diện

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341

Email: cnbaonnvn@gmail.com

VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN

169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.

ĐT - Fax: (0258) 3818022

E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL

Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ

ĐT: (0292) 3835431

VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ

156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:

ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129

VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:

Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

ĐT: 0975576886

VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:

465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên

ĐT, Fax: (0208) 3848235

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm