| Hotline: 0983.970.780

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở vùng ĐBSCL

Thứ Ba 28/02/2023 , 15:52 (GMT+7)

Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các địa phương, nhiều nơi xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, trở thành “nút thắt” cho ngành giáo dục vùng ĐBSCL.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) tổ chức Hội nghị “Phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL đã được cải thiện, nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương, có nơi vẫn là “vùng trũng” về giáo dục của cả nước. Ảnh: Kim Anh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, vùng ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, thời gian qua, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho lĩnh vực giáo dục đào tạo đã được cải thiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học từng bước được đầu tư hoàn chỉnh. Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL.

Tổng hợp báo cáo từ các tỉnh vùng ĐBSCL cho thấy, giai đoạn 2020 – 2021 tổng chi thường xuyên từ NSNN cho lĩnh vực giáo dục đào tạo của vùng trên 491.549 tỷ đồng, tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 chi NSNN thường xuyên cho giáo dục đào tạo đạt gần 14.063 tỷ đồng, đến năm 2021 tăng lên mức trên 35.409 tỷ đồng. 

Ảnh 2

Các trường đại học vùng ĐBSCL đang đào tạo các trình độ từ đại học đến tiến sĩ, tập trung chủ yếu là các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi và quản trị, quản lý. Ảnh: Kim Anh.

Tuy nhiên, vùng ĐBSCL cũng là khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, chất lượng giáo dục đào tạo chưa đồng đều giữa các địa phương trong khu vực, có nơi vẫn là “vùng trũng” về giáo dục của cả nước.

Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang cho hay, hiện nay ngành giáo dục tỉnh nhà đang xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ giữa từng môn học; cấp học; giữa giáo viên, nhân viên hỗ trợ phục vụ trong cùng một đơn vị; thừa, thiếu giáo viên giữa các đơn vị đóng trên cùng địa bàn.

Toàn tỉnh Kiên Giang còn thiếu 1.084 biên chế. Trong đó, cấp mầm non thiếu 471 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 202 giáo viên chủ yếu là giáo viên tiếng Anh và tin học, thế nhưng lại thừa 123 giáo viên ở các huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận. Đối với cấp trung học cơ sở thiếu 265 giáo viên, nhưng lại dư 68 giáo viên ở các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, An Minh, Hòn Đất, Kiên Lương. Còn cấp trung học phổ thông đang thiếu 146 giáo viên.

Ảnh 3

Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang cho hay, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ đang gây khó khăn cho sự phát triển giáo dục tỉnh nhà. Ảnh: Kim Anh.

Còn tại tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay tỉnh còn 1.500 vị trí việc làm trong ngành giáo dục chưa tuyển dụng được. Tính riêng năm 2022, toàn tỉnh chỉ tuyển dụng chưa được 200 vị trí.

Trước đó, năm học 2017 – 2018, ngành giáo dục Cà Mau đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Thế nhưng, địa phương cũng gặp khó khi việc nắm số liệu về giáo viên của từng cấp học không chặt chẽ, con số “nhảy múa” liên tục, không biết được tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên như thế nào. Nguyên nhân ông Luân đưa ra là do tỉnh chưa xây dựng được Đề án vị trí việc làm, hơn nữa phân cấp việc tiếp nhận giáo viên về cho các huyện mà không có quy định, cơ chế cụ thể.

Ảnh 4

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh còn 1.500 vị trí việc làm trong ngành giáo dục chưa tuyển dụng được cán bộ, giáo viên. Ảnh: Kim Anh.

Để giải quyết thực trạng này, ông Luân cho rằng, để giáo dục ĐBSCL theo kịp và vượt lên so với các vùng miền khác trong cả nước, cần có sự "đi tắt đón đầu", nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo hướng thực chất, mạnh mẽ trong thời gian tới.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.