| Hotline: 0983.970.780

Toàn cảnh Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững

Thứ Sáu 28/04/2023 , 14:42 (GMT+7)

Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững lần thứ 4 tổ chức thành công 9 phiên họp chính thức, 11 phiên họp bên lề và 31 cuộc họp song phương.

 

Sáng 24/4, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ NN-PTNT Việt Nam đăng cai tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.

Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng với sự tham dự của trên 300 đại biểu trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ nhiều quốc gia, các cơ quan của Liên Hợp quốc, tổ chức quốc tế.

 

Trước khi phiên khai mạc diễn ra, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang có buổi đón tiếp, trao đổi ngắn với đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp các quốc gia, tôc chức tham dự hội nghị.

Về lãnh đạo cấp cao, Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Thụy Sỹ, Malawi, Rwanda, Ethiopia, Campuchia, Saint Vincent và Grenadines; Thứ trưởng của Ghana, Kenya; Giám đốc điều hành UNIDO, Giám đốc Toàn cầu về đối tác và chính sách của Liên minh các Viện nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế - CGIAR, Tổng Giám đốc Liên minh đa dạng sinh học quốc tế và CIAT. Ngoài ra, Bộ trưởng Nông nghiệp Costa Rica và Tổng Giám đốc FAO tham dự trực tuyến.

 

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, hoan nghênh và đánh giá cao việc ban tổ chức lựa chọn chủ đề của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 - Hệ thống LTTP bền vững - Mạng lưới Một hành tinh là “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống LTTP lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới”.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, các báo cáo của FAO (2020, 2021), nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​chỉ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2065, chậm hơn ba thập kỷ rưỡi so với kế hoạch.

 

Trong khuôn khổ phiên khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm, các Bộ trưởng, lãnh đạo quốc gia đã có nhiều chia sẻ để đảm bảo an ninh lương thực.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam cho biết, thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong công tác giảm nghèo, chỉ số giảm nghèo ấn tượng đã được Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Việt Nam xác định nông nghiệp sẽ trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, người nông dân dễ bị tổn thương trước các biến động của thế giới và gặp khó khăn trong tiếp cận xu thế thương mại thế giới.

 

Cũng trong sáng 24/4, Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp song phương Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ, Ngài Christian Hofer đến thăm Việt Nam nhân dịp tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - mạng lưới Một hành tinh.

Trong đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đánh giá cao vai trò của Thụy Sỹ trong các hoạt động đảm bảo an ninh lương thực bền vững trên toàn cầu cũng như những hợp tác với Việt Nam trong thời gian qua, và tin tưởng rằng đây cũng là dịp để hai bên thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực tiềm năng là nông nghiệp và thương mại.

 

Phát biểu đề dẫn phiên thảo luận thứ 3 với Chủ đề "Rà soát, các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương" tại Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững, bà Corinna Hawkes, Giám đốc Hệ thống Thực phẩm và An toàn thực phẩm (FAO) cho rằng, hiện nay đang tồn tại sự mất cân bằng, bất bình đẳng trong hệ thống LTTP.

Theo đó, đại diện FAO cho rằng giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề mất cân bằng, bất bình đẳng trong hệ thống LTTP là phải trao cơ hội, thu thập ý kiến, đổi mới sáng tạo, lắng nghe suy nghĩ quan điểm của những người yếu thế, những đơn vị liên quan trong hệ thống LTTP.

 

Chia sẻ tại phiên thảo luận 4 với chủ đề “Các mô hình tiêu thụ và sản xuất” của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững ngày 25/4, TS Rebecca Shaw, Phó Chủ tịch cấp cao của WWF, cho biết, các báo cáo tổng hợp gần đây cho thấy các chỉ số đa dạng sinh học đang có dấu hiệu sụt giảm. Trong khi đó, đa dạng sinh học là yếu tố tối quan trọng trong các dịch vụ hệ sinh thái như chăn nuôi, thủy sản, sản xuất gỗ, các bon…

“Trong nghiên cứu của WWF, hệ thống LTTP đã có những tác động đáng chú ý tới khí hậu và đa dạng sinh học, chịu trách nghiệm cho 27 - 30% lượng khí thải nhà kính trên thế giới và 70% lượng nước ngọt được khai thác. Ngành thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn đến nạn phá rừng, suy giảm đa dạng sinh học cũng như xu hướng gia tăng của đại dịch”, TS Rebecca Shaw thông tin.

 

Diễn ra trong sáng 25/4, Phiên 5 của Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững có chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi thông qua khoa học, tài chính, quyền con người và sáng tạo”.

Phát biểu đề dẫn, người điều hành hội nghị, Adam Gerstenmier, Tham mưu trưởng cho Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực năm 2021 cho biết, nội dung của phiên thứ 5 khá rộng, bao trùm nhiều ngành nghề trong xã hội.

Theo ông, những nội dung này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng hầu hết đều mang đến nhiều ảnh hưởng để thúc đẩy quá trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Đặc biệt, nội dung “quyền con người” rất phù hợp với quan điểm của Liên hợp quốc trong Chương trình nghị sự 2030. Mọi kế hoạch, chinh sách đều đặt con người làm trung tâm, lấy con người làm mục tiêu hưởng lợi cao nhất.

 

Ngày 26/4, hơn 200 đại biểu quốc tế dự Hội nghị toàn cầu về Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững lần thứ tư đã đi thực địa tại Hà Nội,Thái Nguyên, Bắc Ninh.

Các đại biểu quốc tế tham gia chuyến đi thực địa gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng Nông nghiệp các nước, lãnh đạo các tổ chức, tập đoàn quốc tế dự Hội nghị toàn cầu về Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững lần thứ 4.

 

Phiên số 6 của Hội nghị Hệ thống Lương thực thực phẩm bàn về nội dung huy động nguồn lực hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc vào thời gian tới đây.

Tại cuộc họp, bà Sylvia Lopez-Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Hệ thống Lương thực của Liên hợp quốc cho biết: một trong những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Hệ thống Lương thực thực phẩm đó là thiết lập được một liên minh hành động. Liên minh này đã đưa ra được những vấn đề bao trùm với sự tham gia của 6 quốc gia.

Ngoài ra, còn có các liên minh quốc gia ở châu Âu và châu Phi với sự tham gia của nhiều thành phố, đô thị. Thế mạnh của Liên minh hành động là chỉ ra các thách thức từ đó xem xét hỗ trợ các quốc gia trong thực hiện hành động của họ. Lợi thế của việc phối hợp mang lại, đó là các quốc gia được làm việc cùng nhau, có cơ hội trình bày, giới thiệu về mình, ngoài ra cung cấp các tài liệu, công cụ số… để các liên minh tiếp tục sàng lọc từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ cho các nước tham gia trong liên minh.

 

Phiên thứ 8 của Hội nghị Hệ thống Lương thực thực phẩm nhấn mạnh về vai trò kết nối, dẫn dắt triển khai kế hoạch hành động của các đầu mối quốc gia.

Tại phiên thảo luận, Bà Sylvia Ekra, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Hệ thống thực phẩm, người điều hành phiên số 8 chia sẻ: Trong phiên đối thoại lần này sẽ tập trung vào việc đối thoại cụ thể với đại diện của các quốc gia. Bởi lẽ, để Hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) được vận hành hiệu quả thì điều quan trọng đầu tiên là các quốc gia phải có đầu mối để triển khai những hoạt động.

Đại diện các quốc gia sẽ như một “nhạc trưởng”, dẫn dắt lộ trình triển khai các hoạt động xây dựng hệ thống LTTP ở quốc gia của mình; có sự can thiệp, tác động để các Bộ ngành trong nước kế nối, hỗ trợ, đồng thuận với mục tiêu chung. Từ đó, các hoạt động sẽ được triển khai có hiệu quả, giúp các quốc gia đạt được mục tiêu, tầm nhìn của mình.

 

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ NN-PTNT chủ trì tổ chức tại Hà Nội bế mạc vào sáng 27/4.

Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra từ 24 - 27/4 có sự tham dự của 337 đại biểu tham dự trực tiếp trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ 60 quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc, các Tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo.

Về lãnh đạo cấp cao, Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và 21 lãnh đạo cấp Bộ của các nước và Lãnh đạo của các Tổ chức quốc tế lớn. Ngoài ra, hơn 1.000 cơ quan, đại biểu đăng ký tham dự Hội nghị thông qua hình thức trực tuyến. Ngoài 9 phiên họp chính thức, Hội nghị này còn có 11 phiên họp bên lề và 31 cuộc làm việc song phương giữa các bên và 5 chuyến đi thực địa.

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã có một số chia sẻ tại phiên Bế mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới” ngày 27/4. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá đây là thời điểm “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” để tổ chức hội nghị tại Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng nhấn mạnh rằng vấn đề chuyển đổi hệ thống LTTP đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. “Bây giờ, chứ không phải lúc nào khác, chính là thời điểm mà chúng ta, với những hiểu biết đầy đủ hơn về những thử thách trước mắt, phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, bảo vệ sự tồn tại của chính chúng ta và của cả các thế hệ mai sau", ông Nguyễn Hoàng Hiệp kêu gọi.

“Sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm” là một trong số các nội dung mà tất cả các bên tham gia có thể hành động ngay nhằm góp phần thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững.

 

Ngay sau phiên bế mạc của Hội nghị Lương thực thực phẩm lần thứ 4, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức họp báo, tổng kết các kết quả thu được từ hội nghị cũng như trả lời các câu hỏi từ các cơ quan thông tấn, báo chí.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho biết, với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, Hội nghị đã đạt được 2 kết quả chính. Thứ nhất, Hội nghị đã tạo cảm hứng, khát vọng cho các quốc gia, các bên liên quan để triển khai chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững trong bối cảnh mới.

Thứ hai, các phiên thảo luận của Hội nghị đã tập trung đưa ra các giải pháp sát với thực tiễn. Các giải pháp đó sẽ được chia sẻ với các quốc gia, các bên liên quan, từ đó có thể huy động nguồn lực để cùng nhau hành động.

Hội nghị cũng tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao giữa các quốc gia trong xây dựng hệ thống LTTP bền vững khi kì vọng chương trình sẽ được nâng cấp bộ trưởng lên cấp quốc gia trong tương lai.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm