| Hotline: 0983.970.780

Tôn trọng tín ngưỡng nhưng không tiếp tay cho mê tín

Thứ Sáu 11/03/2016 , 13:15 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của TS Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học (Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội) trước những bất cập của lễ hội đầu xuân hiện nay.

phm-xun-thch-1203300388
TS Phạm Xuân Thạch

Các tôn giáo điều chỉnh lẫn nhau

Phần nhiều các ý kiến hiện nay đều phê phán lễ hội ngày nay xô bồ không như ngày xưa…

Trên “Đông Dương tạp chí” cách đây khoảng 100 năm, cụ Nguyễn Văn Vĩnh viết về lễ hội chùa Hương đã cho chúng ta thấy, cũng chen chúc, cũng mê tín dị đoan, cũng thịt thú rừng…

Con trai cụ là nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp viết bài thơ “Chùa Hương” nổi tiếng cũng thể hiện tâm thế rất đặc trưng của người An Nam khi đi hội. Tâm thế của cô gái trong thơ là đi chơi hội, chứ không có tâm thế hành hương.

Vì đi chơi cho nên “quần lĩnh, áo the mới”, rồi vấn tóc đuôi gà, dọc đường đi cô cũng nhấm nháy nhìn người này người kia, rồi cũng biết những anh khóa sinh đang nhìn mình.

Thế thì bản thân tính dân gian, tính cổ truyền của lễ hội đã có những yếu tố xô bồ sẵn của nó rồi, cho nên bây giờ chúng ta đừng nói chuyện xô bồ là sản phẩm của xã hội hiện đại. Nói như thế là cực đoan. Tôi phải nói ngay như vậy. Ngay trong truyền thống, lễ hội đã có xô bồ rồi.

Nhưng câu chuyện ở đây là cần có cơ chế điều chỉnh để lễ hội không xô bồ, thậm chí là “cướp có văn hóa”.

Tôi quan sát văn hóa dân gian qua văn chương. Đọc một cuốn như “Mẫu Thượng ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy trong cái làng Việt Nam có đủ hết. Có đình thờ thành hoàng của cả làng. Có chùa làng. Có văn chỉ của nhà Nho. Có phủ thờ Mẫu. Chưa kể đền, miếu…

Và trong một gia đình, chuyện này PGS Phan Ngọc đã nói từ những năm 1990 rồi, đã có sự dung hòa tôn giáo. Gia đình nào cũng thờ tổ tiên. Ông bố có thể theo Khổng học, cũng chống lại những chuyện nhảm nhí, cúng bái mê tín dị đoan. Bà mẹ vẫn theo tín ngưỡng thờ mẫu. Cả nhà vẫn đi chùa theo đạo Phật.

Vậy câu chuyện ở đây là gì? Là cơ chế tự điều chỉnh trong làng xã. Ngày xưa lễ hội là của làng xã. Lễ hội của làng xã thì tự làng xã nó có cơ chế điều chỉnh. Nho giáo cũng không thể vì chuyện độc quyền mà lấn át các tôn giáo khác được. Ngược lại, chính nhờ sự hiện diện của Nho giáo mà những tín ngưỡng địa phương cũng không thể đi theo hướng mê tín dị đoan được. Cơ chế điều chỉnh ấy rất quan trọng. Chính các tôn giáo điều chỉnh lẫn nhau. Đấy là điều thứ nhất.

Thứ hai là, ở làng, sức mạnh của hội đồng làng xã rất ghê gớm. Các cụ nói con cháu phải nghe. Đây không phải cụ của riêng họ nào cả, mà hội đồng kỳ mục có hương lý, có tiên chỉ, trong hội đồng ấy có cả những người văn thân, sĩ phu. Người ta có cơ chế để điều chỉnh, để không làm cho lễ hội bị biến tướng thành những chuyện nhảm nhí.

Như ông phân tích thì phải chăng đang mất đi chính cơ cơ chế điều chỉnh ấy?

Đúng thế! Khi đã mất cơ chế điều chỉnh thì những cái gọi là xô bồ mới đi vào. Chỗ này chúng ta phải nói sòng phẳng với nhau.

Xô bồ thứ nhất là gì? Chính các địa phương có tâm lý biến lễ hội thành việc kinh doanh. Xô bồ thứ hai là người dự lễ hội. Trong đám cướp phết đánh nhau ấy, đâu phải chỉ có người dân địa phương, mà còn có cả dân tứ xứ kéo đến. Một anh bạn tôi, làng của anh ấy cách làng tổ chức hội phết Hiền Quan (Phú Thọ) chỉ có một con sông thôi, kể rằng, có phải cả làng đi cướp phết đâu.

Làng người ta cử ra độ 10 thanh niên trai tráng, có lệ có luật. Dân làng chỉ đứng xem. Cướp phết là việc của những người đã được lựa chọn mang tính tượng trưng. Họ cướp phết nhưng không xảy ra đánh nhau vì ở làng còn nhìn mặt nhau chứ. Bây giờ, dân tứ xứ đổ xô về, đánh nhau chảy máu mồm máu mũi như thế.

Đó là vì cơ chế điều chỉnh không còn. Ảnh hưởng ngoại lai bắt đầu tràn vào. Rồi tâm lý tha hóa của văn hóa trỗi dậy. Tôi nghĩ rằng cái gốc câu chuyện của chúng ta ở đây là tâm lý xuống cấp của văn hóa quá lan tràn.

Báo chí định hướng loại bỏ hủ tục lễ hội

Đối diện với những chuyện ấy, chúng ta nên ứng xử ra sao, thưa ông? 

Đây là một thực tế xã hội mà chúng ta phải chấp nhận. Song để ứng xử với nó, tôi thấy có nhiều cách, chẳng hạn như vai trò, trách nhiệm của báo chí. Có báo còn bày cho người ta cách cúng sao giải hạn.

Đem lên báo những chuyện đấy thì làm sao dân chúng người ta không nhìn vào. Chưa kể là cũng qua báo chí chúng ta biết rằng lễ hội đền Trần có những vị đeo biển Ban Tổ chức đi tranh cướp lộc. Trước câu chuyện này, vai trò của báo chí là phải định hướng nhận thức cho xã hội.

Muốn định hướng, đầu tiên phải nhận thức đúng. Nhà báo mà nhận thức nhảm nhí rồi lại tuyên truyền tiếp, lan tỏa tiếp những cái nhảm nhí thì làm gì lễ hội chả xuống cấp. Báo chí phải giúp cho người dân, cũng như lãnh đạo phải giúp cho người dân nhìn thấy phương diện hủ tục lạc hậu của lễ hội để tự người dân loại bỏ dần.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm