| Hotline: 0983.970.780

TP. Hà Nội: Kinh tế - xã hội hồi phục mạnh mẽ trong quý II/2022

Thứ Bảy 02/07/2022 , 20:29 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2022, kinh tế của TP. Hà Nội phục hồi mạnh mẽ thể hiện ở GRDP quý II ước tăng 9,49%, cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm.

6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội có nhiều điểm nổi bật.

6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội có nhiều điểm nổi bật.

Theo UBND TP. Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2022, Thành phố đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ: Kiểm soát dịch bệnh Covid-19 và mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Thành phố đã thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh; Quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực; Hạ tầng đô thị được duy trì tốt; Văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục được giữ vững; An sinh xã hội được đảm bảo; Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai hiệu quả.

6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội thành phố có một số điểm nổi bật. Thành phố kiểm soát tốt dịch Covid-19, đến nay, hầu hết người trên 18 tuổi và trẻ em từ 12-17 tuổi đã được tiêm phòng vắc xin Covid-19 mũi 2, mũi nhắc lại đạt tỷ lệ cao (95,4% với người trên 18 tuổi). Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn đã mở cửa trở lại, tạo đà cho sự phục hồi, phát triển kinh tế.

Cân đối thu - chi ngân sách được bảo đảm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt trên 177.000 tỷ đồng, đạt 56,9% dự toán, bằng 122,4% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 30.527 tỷ đồng, đạt 28,5% dự toán và bằng 102,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chi đầu tư phát triển là 10.245 tỷ đồng, đạt 20,1% dự toán, bằng 99,3% so với cùng kỳ; chi thường xuyên là 19.938 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ.

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ thể hiện ở GRDP quý II ước tăng 9,49%, cao hơn 1,4 lần kịch bản đưa ra đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ quý II ước đạt 174,44 tỷ đồng, tăng 24,3%; khối lượng hàng hóa vận chuyển quý II tăng 36,2%, doanh thu tăng 46,9%...

Công tác quy hoạch được đẩy nhanh tiến độ; nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt. Thành phố hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao trong việc tổ chức SEA Games 31; khôi phục lại các hoạt động của ngành văn hóa, thể thao. Sau 2 tháng mở cửa trở lại, các di tích thuộc thành phố quản lý đã thu hút lượng khách tăng gấp 10 lần, doanh thu tăng hơn 8 lần so với 3 tháng đầu năm. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 374% và lũy kế 6 tháng đạt 234 nghìn lượt, tăng 232% (cùng kỳ giảm 86,2%); khách du lịch trong nước quý II tăng 188% và lũy kế 6 tháng qua tăng 142% (cùng kỳ giảm 17,7%).

6 tháng đầu năm 2022, công tác quy hoạch của TP. Hà Nội được đẩy nhanh tiến độ; nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt.

6 tháng đầu năm 2022, công tác quy hoạch của TP. Hà Nội được đẩy nhanh tiến độ; nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt.

TP. Hà Nội đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án Đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa; ưu tiên xây dựng cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế, tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của HĐND Thành phố.

Thông tin về việc điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu đang gây chú ý của dư luận trong thời gian qua, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, qua các thời kỳ từ năm 2002 đến nay, trục đường Lê Văn Lương luôn được xác định là xây dựng trục cao tầng.

Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại các dự án cũng không vượt chỉ tiêu khống chế về hạ tầng khung, chỉ tiêu khống chế quy hoạch kiến trúc tại quy hoạch phân khu, đồng nghĩa với việc vẫn đảm bảo yêu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đã xác định tại quy hoạch phân khu được duyệt.

Hiện, Sở Quy hoạch Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang nghiêm túc triển khai thực hiện nội dung Kết luận của Thanh tra của Bộ Xây dựng. Đối với các nội dung kết luận còn chưa thống nhất, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội sẽ báo cáo UBND TP. Hà Nội, cơ quan liên quan và có kiến nghị gửi Thanh tra Bộ Xây dựng trong thời hạn 60 ngày theo đúng quy định của Luật Thanh tra.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Xây cầu Kênh Trực Thăng nối đôi bờ Vĩnh Viễn

HẬU GIANG Cầu Kênh Trực Thăng (huyện Long Mỹ) được đầu tư gần 2,5 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông và cải thiện đời sống người dân.