| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM nâng mức các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Thứ Bảy 19/06/2021 , 17:22 (GMT+7)

Lãnh đạo TP.HCM cho rằng, việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC.

Trưa 19/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19, để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Tham dự cuộc họp có Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Nhấn mạnh tình hình phức tạp của dịch bệnh, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, toàn Thành phố đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp và về cơ bản đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thống nhất với các đề xuất của các Sở - ngành, quận - huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn. Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, biện pháp căn cơ nhất vẫn là tiêm vacxin phòng Covid-19, nhưng để vacxin hoạt động hiệu quả cần có thời gian.

"Trước mắt vẫn cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng. Đồng thời, có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP.HCM. Nâng cao mức giãn cách xã hội tại TP.HCM.

Đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói.

Ông Nên yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm để tạo nề nếp, kỷ cương trong quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh. "Quyết tâm sau một tuần tới, TP.HCM có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài", Bí thư Nên nói.

Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đề nghị các lực lượng, ban ngành tập trung tuyên truyền sâu rộng, đến tận từng người dân để người dân hiểu, đồng thuận và chia sẻ cùng Thành phố. Tất cả để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và sự an toàn, phát triển bền vững của Thành phố.

Đồng tình với các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể, linh hoạt riêng của TP.HCM để phòng chống dịch trên địa bàn. Trong đó, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, rà soát các biện pháp đang triển khai.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: TTBC.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: TTBC.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, trước khi triển khai biện pháp mạnh hơn, TP.HCM cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ các thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại… để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh việc người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: TTBC.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong. Ảnh: TTBC.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện nay TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ với một số biện pháp tăng cường. Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đang rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường. Con số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh và dự báo khả năng con số người nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Vì vậy, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay để có thể nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh, nhất là các chuỗi dịch chưa rõ nguồn lây.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các quận - huyện và TP Thủ Đức cần tự rà soát, đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung để tính toán phương án phù hợp ở góc độ địa phương.

Chiều nay, TP.HCM sẽ họp trao đổi, thảo luận với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để chốt phương án cụ thể và sớm thông báo cho toàn nhân dân TP.HCM được biết.

Tính đến 6 giờ ngày 19/6, có 1.661 trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố; trong đó: 1.414 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 243 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly.

Từ 6 giờ ngày 18/6 đến 6 giờ ngày 19/6, TP.HCM ghi nhận 104 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV- 2, đang tiến hành điều tra. Trong đó, 17 trường hợp trong khu phong tỏa, 42 trường hợp trong khu cách ly, 32 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm ở quận Bình Tân, 1 là chuyên gia nước ngoài, 0 trường hợp đang điều tra.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm