| Hotline: 0983.970.780

Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM

Thứ Bảy 19/06/2021 , 11:44 (GMT+7)

Sáng 19/6, TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 lớn nhất với 836.000 liều với những mũi tiêm đầu tiên được thực hiện tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đây là chiến dịch tiêm chủng mở rộng lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM. Buổi Lễ triển khai "Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19" có sự tham dự của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Ngài Watanabe Nobuhiro, Tổng lãnh sự Nhật; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng đại diện các cơ quan, ban ngành Trung ương và đại diện lãnh đạo các đơn vị tại TP.HCM.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định, từ ngày 27/4 đến nay chúng ta đã bước vào trận chiến thứ 4 với Covid-19 và tại TP.HCM đã ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. Đây là “trận chiến” có diễn biến phức tạp nhất, khó lường nhất, ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của cuộc sống, từ sức khỏe, thói quen sinh hoạt, gây xáo trộn các hoạt động xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội.

Phó thủ tướng cho rằng, TP.HCM là đô thị đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và đang là điểm nóng của đợt dịch lần thứ 4.

Trước thực tế nguồn cung vacxin phòng Covid-19 khan hiếm, trước mắt ưu tiên cho những điểm “nóng”, những khu vực có nguy cơ cao. Do đó, ngay khi nhận được 966.320 liều vacxin AstraZeneca từ Chính phủ Nhật Bản, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia đã quyết định phân bổ 826.000 liều vacxin phòng Covid-19 cho TP.HCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng theo dõi việc cập nhật thông tin của người tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử của Viettel. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng theo dõi việc cập nhật thông tin của người tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử của Viettel. Ảnh: Nguyễn Thủy.

"Đây không chỉ là sự quan tâm rất lớn của Ban Chỉ đạo Quốc gia với TP.HCM, mà đây còn là sự chia sẻ, động viên của Ban Chỉ đạo Quốc gia đối với nhân dân, chính quyền các cấp của TP.HCM", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Ông kỳ vọng, TP.HCM phát huy những kết quả đạt được của 3 lần tiêm vacxin trước, để tổ chức tiếp nhận, bảo quản và triển khai tiêm chủng đúng quy định, đúng đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ngài Watanabe Nobuhiro, Tổng lãnh sự Nhật; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng chứng kiến mũi tiêm vacxin phòng Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ngài Watanabe Nobuhiro, Tổng lãnh sự Nhật; Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng chứng kiến mũi tiêm vacxin phòng Covid-19 đầu tiên. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Phó thủ tướng, số vacxin phân bổ đợt này chỉ đáp ứng được một phần trong số nhu cầu trên 2,3 triệu người cần được ưu tiên tiêm vacxin. TP.HCM cần triển khai tiêm cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21, các đối tượng nguy cơ cao như công nhân các khu chế xuất, công nghiệp, công nghệ cao; doanh nghiệp, lực lượng công an trên địa bàn.

"Dù có vacxin nhưng tuyệt đối không được chủ quan, vẫn phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 5K; luôn nhớ VACXIN + 5K. Vì tiêm vacxin vẫn có nguy cơ nhiễm, chỉ có điều là nếu tiêm vacxin thì sẽ nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng và quan trọng là không bị nặng", Phó thủ tướng nói.

Nhân viên y tế đo nhiệt độ, huyết áp cho Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhân viên y tế đo nhiệt độ, huyết áp cho Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất của TP.HCM với tốc độ triển khai thần tốc trong 7 ngày, trước khi TP.HCM đánh giá lại tình hình dịch bệnh để có những quyết sách quan trọng tiếp theo.

TP.HCM sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm tiêm/ngày, bao gồm điểm thêm tại Trung tâm y tế, trạm y tế và các điểm tiêm lưu động.

Để đảm bảo việc giãn cách trong quá trình tiêm chủng thì mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. “Nếu thực hiện đúng tiến độ thì trong một ngày sẽ có 200.000 người được tiêm chủng và sẽ hoàn thành trước ngày 27/6. Ngành Y tế TP.HCM huy động tổng lực lượng của các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng tham gia chiến dịch tiêm chủng như: Viện Y học dự phòng quân đội phía Nam, Cục Quân y, các Bệnh viện thuộc Bộ - ngành, các bệnh viện công lập, ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, các cơ sở thuộc hệ thống VNVC, Phòng khám tư nhân.

Các địa phương chịu trách nhiệm lựa chọn các địa điểm tổ chức tiêm chủng đảm bảo điều kiện đối với điểm tiêm chủng lưu động theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM và bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM kiểm tra các công đoạn trước khi khai mạc Lễ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM và bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM kiểm tra các công đoạn trước khi khai mạc Lễ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thủy.

“Dù triển khai quyết liệt, thần tốc nhưng mục tiêu đặt lên hàng đầu là phải đảm bảo an toàn trong tiêm chủng: vừa đảm bảo phòng chống, kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định, vừa đảm bảo tiêm tới đâu an toàn tới đó”, ông Hưng cho hay.

Trong buổi sáng đầu tiên của "Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19", công nhân, người lao động tại Công ty TNHH phần mềm FPT TP.HCM và Công ty Nipro là những người đầu tiên được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong đợt này.

Đợt tiêm chủng lần này là vacxin phòng Covid-19 của AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống dịch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đợt tiêm chủng lần này là vacxin phòng Covid-19 của AstraZeneca do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống dịch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tại Công ty TNHH phần mềm FPT TP.HCM thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM, theo kế hoạch có khoảng 400-500 công nhân, người  lao động tại công ty này được tiêm vacxin phòng Covid-19 và được hoàn thành trong buổi sáng với 5 điểm tiêm. Tại mỗi đội có 5 nhân viên y tế phục vụ các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tiêm chủng, bao gồm tiếp nhận, khám sàng lọc, tư vấn, tiêm, theo dõi sau tiêm…

Xem thêm
Công đoàn Bộ NN-PTNT tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 8/5/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ NN-PTNT tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.