| Hotline: 0983.970.780

Trả lại 'thương hiệu' Moka cho Cầu Đất

Thứ Năm 27/08/2015 , 07:26 (GMT+7)

Moka là dòng cà phê thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang Việt Nam trồng ở Cầu Đất từ hơn trăm năm trước; và hiện nay, chỉ duy nhất Cầu Đất là nơi còn sót lại một vài vườn cà phê moka hiếm hoi.

Cà phê moka Cầu Đất (Đà Lạt, Lâm Đồng) từng nổi tiếng ở Pháp hơn 100 năm trước với nhãn hiệu “Arabica du Tonkin”.

Moka là dòng cà phê thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang Việt Nam trồng ở Cầu Đất từ hơn trăm năm trước; và hiện nay, chỉ duy nhất Cầu Đất là nơi còn sót lại một vài vườn cà phê moka hiếm hoi.

Trong những ngày gần đây, một tin vui đối với người làm cà phê Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung là lần đầu tiên cà phê arabica của Đà Lạt được hãng Starbucks của Mỹ đưa vào chuỗi cửa hàng buôn bán cà phê nổi tiếng của hãng này.

Trước đó, Starbucks chỉ chọn 6 loại cà phê của 6 quốc gia cà phê nổi tiếng của thế giới để kinh doanh là Brazil, Colombia, Guatemala, Rwanda, Kenya và Indonesia. Như vậy, việc lần đầu tiên cà phê arabica của Việt Nam được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp của thế giới quả xứng đáng là một tin vui.

Quả đúng là vui! Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, nếu không chuẩn bị cho “cái hậu” về sau thì biết đâu chừng “tin vui chẳng được tày gang”.

Nói về cà phê arbica, trong 4 dòng chính trên thế giới, Việt Nam hiện đang trồng chủ yếu dòng catimo, cùng đó là dòng moka (rất hiếm ở Cầu Đất hiện nay). Trong 150.000ha cà phê hiện có của Lâm Đồng hiện nay, diện tích cà phê arabica (catimo) chiếm khoảng 10%, được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và một vài vùng phụ cận.

Đáng lưu ý, arabica của Lâm Đồng hiện đang được xếp vào vị trí số một của cả nước về chất lượng (sau arabica Cầu Đất của Lâm Đồng là arbica Quảng Trị và arbica Tây Bắc).

Như vậy, Lâm Đồng là địa phương có ưu thế rất lớn so với các địa phương khác trong cả nước (mặc dầu về diện tích cà phê chỉ xếp vào hàng thứ hai, đứng sau Đắc Lắc) về cà phê arabia - dòng cà phê vừa được Starbucks chọn làm một trong 6 sản phẩm cao cấp đưa vào chuỗi kinh doanh.

Tuy nhiên, xét về “cục diện” cà phê toàn thế giới thì cà phê arabica của Việt Nam lại... không là gì cả, nhất là so với các quốc gia nổi tiếng cà phê arbica như Brazil, Indonesia...

Lý do vì sao Starbucks chỉ chọn cà phê “arabica Đà Lạt” chứ không chọn “arabica Việt Nam” đưa vào kinh doanh phần nào là minh chứng cho nhận định “không là gì cả” này.

Và, điều đáng quan tâm: Thế mạnh của arabica Đà Lạt mà dường như các quốc gia cà phê nổi tiếng trên thế giới (kể cả Brazil, Indonesia...) không có được đó là cà phê moka Cầu Đất.

Dòng moka thuộc giống arabica được người Pháp đưa sang trồng tại Cầu Đất và chỉ duy nhất Cầu Đất từ hơn trăm năm trước bởi nguyên nhân đây là vùng đất hội đủ điều kiện để làm nên “thương hiệu” Arabica du Tonkin tại Pháp cũng từ hơn trăm năm trước (ví dụ như điều kiện về độ cao thì Cầu Đất cao hơn Đà Lạt 100m chẳng hạn).

Song, trong nhiều năm qua, giống moka ở Cầu Đất đã bị thoái hóa, hiệu quả kinh tế không cao... nên nhà vườn hầu như không còn trồng loại cà phê này.

Như vậy, việc nghiên cứu để phục tráng một dòng cà phê “số một của thế giới”, dòng cà phê “ưu thế duy nhất của thế giới” - cà phê moka - của Cầu Đất nói riêng và của Đà Lạt nói chung hẳn là vấn đề rất đáng quan tâm không chỉ của riêng các nhà chuyên môn!

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chỉ với 1,5 triệu đồng, khám phá trọn vẹn Phú Quốc

ĐBSCL Nhằm giúp bạn tận hưởng trọn vẹn mùa hè sôi động sắp tới, Puolo Trip tung ra gói Combo du lịch tại đảo ngọc Phú Quốc 3 ngày 2 đêm với giá từ 1.490.000 đồng/khách.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.