| Hotline: 0983.970.780

Trăn trở thương hiệu cam Thượng Lộc

Thứ Tư 26/11/2014 , 09:45 (GMT+7)

Mặc dù cây cam chanh đã có thâm niên hơn 15 năm bám trụ và phát triển trên đất Thượng Lộc, tuy nhiên, điều trăn trở hiện nay của người trồng cam đó là vấn đề thương hiệu cho sản phẩm.

Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), cây cam chanh đã khẳng định được vị trí của mình, bởi sự thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có hương vị đậm đà không thua kém gì các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh như: Cam bù Hương Sơn, cam Khe Mây, cam chanh Cẩm Yên...

Nhớ lại những ngày đầu về An Hùng “cắm” những gốc cam đầu tiên trên những khu vườn rừng bao năm bị bỏ quên, chị Phan Thị Hiền (xóm An Hùng, Thượng Lộc Cam Lộc) chia sẻ: Thôn An Hùng trước đây là thôn Đập Hầu, được hình thành từ đội sản xuất số 4 của Công ty Cao su Hà Tĩnh với các hộ dân ở những thôn dưới cùng của xã lên đây lập làng kinh tế mới.

Ngày đó vùng này khá hoang sơ, cây cỏ mọc um tùm. Với 2 ha đất, nhờ những chính sách của huyện, xã rồi dần dần 10 năm vượt qua những khó khăn, cơ ngơi hiện có của gia đình chị là 1.000 gốc cam, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Cam cũng giúp anh Nguyễn Huy Phố ở Thanh Mỹ, Thượng Lộc, vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của do Ban Bí thư TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Sau khi đi lính về nhận thấy nghề trồng cam ở Thượng Lộc cho hiệu quả kinh tế, anh Phố đã mạnh dạn vay mượn đầu tư trên 1 ha đất cha mẹ để lại.

Sau 2 năm khu đất trống ngày nào giờ đã có hơn 700 gốc cam, chanh và bưởi, mỗi năm lãi hơn 150 triệu đồng. Nhờ trồng cam đã giúp gia đình anh thoát nghèo, có thu nhập ổn định hơn.

Thượng Lộc còn ghi dấu nhiều “đại gia” trồng cam ở xóm An Hùng như mô hình trang trại trồng cây ăn quả của anh Phan Văn Trường, hàng năm thu về trên 200 triệu đồng; anh Đặng Việt có diện tích cam khổng lồ với 1.600 gốc…

Cùng với thôn An Hùng, phong trào trồng cam và các loại cây ăn quả đã lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn các thôn như: Nam Phong, Vĩnh Xá, Thanh Mỹ, Sơn Bình.

Từ lợi ích kinh tế thấy rõ, những năm qua, diện tích cây cam chanh và một số cây ăn qủa khác ở Thượng Lộc không ngừng mở rộng. Đến nay, toàn xã có 275 hộ trồng cam. Riêng vụ cam 2013, Thượng Lộc thắng lớn với 1.500 tấn cam chanh, nhiều gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm...

Năm nay thời tiết thuận lợi nên cam ít sâu bệnh, quả to, mọng nước nên được giá. Giá cam tại vườn mà các thương lái thu mua hiện nay đạt từ 50.000 - 60.000đ/kg, gần tết giá sẽ cao hơn, từ 70.000 - 90.000đ/kg.

Mặc dù cây cam chanh đã có thâm niên hơn 15 năm bám trụ và phát triển trên đất Thượng Lộc, tuy nhiên, điều trăn trở hiện nay của người trồng cam đó là vấn đề thương hiệu cho sản phẩm.

Chị Phan Thị Hiền (xóm An Hùng, Thượng Lộc) bày tỏ: “Với số lượng nhiều, chất lượng tốt nên cam Thượng Lộc đã có mặt khắp các thị trường trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, một khi chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm thì cam Thượng Lộc vẫn sẽ còn nhiều thiệt thòi so với các loại cam đặc sản cùng loại khác”.

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.