| Hotline: 0983.970.780

Trang trại heo gây ô nhiễm

Thứ Ba 27/11/2012 , 10:22 (GMT+7)

Cuộc sống của hơn 800 nhân khẩu ở ấp văn hóa Hòa Lợi, xã Xuân Hòa, Kế Sách (Sóc Trăng) đang bị trang trại heo của ông Lê Văn Xuyên cùng ấp làm đảo lộn cuộc sống.

Cuộc sống của hơn 800 nhân khẩu ở ấp văn hóa Hòa Lợi, xã Xuân Hòa, Kế Sách (Sóc Trăng) đang bị trang trại heo của ông Lê Văn Xuyên cùng ấp làm đảo lộn cuộc sống.

Ông Lê Tuấn, 73 tuổi, ấp văn hóa Hòa Lợi có 2 ha vườn và nhà giáp ranh với trang trại heo của ông Xuyên, bức xúc: Vợ chồng tôi tuổi đã cao, sức đã yếu nên chọn cách vào vườn cất nhà ở cho yên tĩnh nhưng có ở được đâu. Từ ngày trang trại nuôi heo của ông Xuyên đi vào hoạt động thì gia đình tôi không thể nào chịu nổi với mùi hôi thối từ phân heo. Có nhiều hôm vợ chồng tôi phải đến ở với các con ngoài chợ vài ngày chờ bớt mùi thối mới về. Còn chuyện ăn, uống, tắm… đều sử dụng nguồn nước sông pha lẫn với nước thải phân heo xả từ trang trại ra sông.

Con sông cung cấp nước ngọt duy nhất cho hàng ngàn cư dân sống hai bên sông Cái Cao này đang bị ô nhiễm nặng bởi trang trại ông của ông Xuyên. Nước dưới mương đen ngòm do bị ô nhiễm nước thải phân heo.

Ông Trần Văn Inh, ấp văn hóa Hòa Lợi, dẫn chúng tôi đi khảo sát hiện trạng nước thải từ trang trại xả trực tiếp ra sông. Ông Inh nói: Trang trại của ông Xuyên chăn nuôi gần 1.300 con heo thịt nhưng hầm biogas làm theo hình thức giả tạo, phân heo xả ra cái hố được trùm tấm nhựa màu đen là xong. Ngoài ra, nước thải trong chăn nuôi xả ra mương kế bên chuồng trại rồi xả thẳng ra sông.


Ông Inh chỉ chứng cớ giả tạo của trang trại

Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường do trang trại của ông Xuyên gây ra, ông Trần Văn Inh đã đại diện cho dân mang đơn gõ cửa nhiều cơ quan cấp tỉnh Sóc Trăng nhưng đến nay vẫn chính quyền vẫn chưa có giải pháp giúp dân.

Ông Inh cho biết: Hiện tại, đã có 3 đoàn kiểm tra cấp huyện và tỉnh đến xem qua, xem lại rồi nói vài câu giải quyết không đâu ra đâu nên bà con chẳng ai ký tên vào biên bản giải quyết, thế là đoàn kéo nhau rút lui, dân cứ ngửi mùi hôi thối; ăn, uống, tắm giặt... pha lẫn nước thải phân heo.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất