| Hotline: 0983.970.780

Trắng trợn nhái theo nhãn hiệu Tora

Thứ Sáu 12/12/2014 , 09:31 (GMT+7)

Nhãn hiệu TORA của tập đoàn AGRI LIFE, Ấn Độ do Cty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) độc quyền phân phối đang bị nhiều sản phẩm nhái y hệt từ tên gọi tới thiết kế, màu sắc nhãn hiệu.

15-52-36_nh-1-sn-phm-nhi-tor

Sản phẩm Thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng TORA của VFC

Trong khi đó, nhãn hiệu TORA đã được Cty CP Khử trùng Việt Nam (đơn vị được AGRI LIFE ủy quyền đóng gói và phân phối sản phẩm của Tập đoàn này ở Việt Nam) đăng ký độc quyền với Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH- CN).

Theo ông Nguyễn Đăng Thiên Phi Long (Cty Kinh Elong), Tập đoàn AGRI LIFE đã sản xuất ra sản phẩm thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, với hoạt chất Triacontanol, không hại tới môi trường. Tập đoàn AGRILIFE đã ủy quyền cho Cty CP Khử trùng Việt Nam (VFC) độc quyền phân phối loại thuốc này trên thị trường Việt Nam.

Trên cơ sở đó, ngày 4/11/2010, VFC đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu TORA với danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu là thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (thuốc BVTV), thuốc trừ cỏ.

Ngày 7/6/2012, Cục Sở hữu Trí tuệ đã ra Quyết định số 28990/QĐ-SHTT cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu số 185892, với mẫu nhãn hiệu là TORA VFC cho Cty CP Khử trùng Việt Nam. Thời hạn nhãn hiệu được bảo hộ là 10 năm (tính từ ngày nộp đơn).

Như vậy đến nay, VFC vẫn đang là đơn vị sở hữu độc quyền nhãn hiệu TORA. Ngày 21/5/2012, VFC cũng đã đăng ký thuốc BVTV số 1554/12 FR với sản phẩm TORA, được Bộ NN-PTNT đưa vào Danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.

Ông Long cho biết, từ khi đăng ký độc quyền nhãn hiệu TORA đến nay, VFC mới chỉ đang đóng gói và phân phối trên thị trường Việt Nam 1 sản phẩm duy nhất mang nhãn hiệu TORA, đó là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng TORA, với hàm lượng 1.1 SL, hoạt chất Triacontanol 1.1 g/lít. Thuốc dạng gói 15 ml.

Trên bao bì của sản phẩm này, có ghi rõ tên, địa chỉ của nhà sản xuất là AGRI LIFE; tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà đóng gói và phân phối là VFC.

Thế nhưng, hiện nay tại một số tỉnh ở ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang…, lại đang xuất hiện một số sản phẩm kích thích sinh trưởng tuy không phải của VFC, nhưng cũng mang nhãn hiệu TORA với cách thiết kế và màu sắc nhãn hiệu rất giống với nhãn hiệu TORA in trên bao bì sản phẩm của VFC.

15-52-36_nh-2-sn-phm-nhi-tor
Sản phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng bất hợp pháp nhái nhãn hiệu TORA

Như vậy, riêng về mặt nhãn hiệu, đây là những sản phẩm đã cố tình nhái nhãn hiệu TORA đã được VFC đăng ký độc quyền.

Do không phải sản phẩm mà AGRI LIFE sản xuất và VFC đóng gói, phân phối nên 2 đơn vị này không thể nào kiểm soát được chất lượng sản phẩm của các sản phẩm thuốc, phân bón lá ăn theo nhãn hiệu TORA. Do đó, nhãn hiệu TORA mà VFC đã đăng ký độc quyền rất dễ bị ảnh hưởng xấu nếu như những sản phẩm khác ăn theo nhãn hiệu TORA được sản xuất với chất lượng kém.

Theo điều tra của chúng tôi, không chỉ làm nhái nhãn hiệu mà sản phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng ăn theo nhãn hiệu TORA là sản phẩm bất hợp pháp. Chẳng hạn, sản phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng TORA mà nhà cung cấp là Cty TNHH SX-TM Bảo Minh Châu, nhà phân phối tại Việt Nam là Cty TNHH TM RAISU MISAKI, tuy là thuốc BVTV nhưng lại không hề in hàm lượng hoạt chất trên bao bì sản phẩm.

Bên cạnh đó, theo ông Lê Văn Thiệt, Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Cục BVTV, các thành phần ghi trên bao bì của sản phẩm này, đều là thành phần của… phân bón lá. Cụ thể như sau: B 2000ppm, Fe 100ppm, Cu 150ppm, Zn 100ppm và phụ gia đặc biệt giúp cây sinh trưởng tốt.

Ở đằng sau bao bì sản phẩm, chỉ ghi nhà cung cấp là Cty Bảo Minh Châu (không có địa chỉ, số điện thoại) và nhà phân phối tại Việt Nam là Cty TNHH TM RAISU MISAKI (Địa chỉ: 20/88/10 Đường Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú – TP HCM), mà không hề có tên tuổi, địa chỉ của nhà sản xuất.

Tra cứu trong danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam, ông Thiệt cho biết chỉ có 1 sản phẩm TORA duy nhất của Cty CP Khử trùng Việt Nam. Do đó, ông Thiệt khẳng định sản phẩm kích thích sinh trưởng TORA mà nhà cung cấp là Cty TNHH SX-TM Bảo Minh Châu và nhà phân phối là Cty TNHH RAISU MISAKI, là sản phẩm đang được sản xuất, kinh doanh một cách bất hợp pháp.

Không chỉ thuốc kích thích sinh trưởng, trên thị trường ĐBSCL cũng đang xuất hiện 1 sản phẩm phân bón lá cũng mang nhãn hiệu TORA, với cách thiết kế, màu sắc của tên nhãn hiệu rất giống với nhãn hiệu TORA của VFC. Trên vỏ chai của sản phẩm phân bón lá TORA có ghi nhà sản xuất là Cty CP Cây trồng Bình Chánh.

15-52-36_nh-3-sn-phm-nhi-tor
Nhãn hiệu TORA trên chai phân bón lá chẳng khác gì nhãn hiệu TORA của VFC

Ông Long khẳng định, tuy sản phẩm này là phân bón lá, không phải thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, nhưng đây vẫn là một hành vi cố tình nhái theo nhãn hiệu TORA của VFC, vốn đã trở nên quen thuộc với nông dân ĐBSCL trong mấy năm qua.

Còn khi chúng tôi liên hệ qua điện thoại với Cty CP Cây trồng Bình Chánh để hỏi về phân bón lá TORA thì được một đại diện của Cty này cho biết đây là sản phẩm mà Cty làm gia công cho một… cửa hàng ở xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.

Điều đáng nói là những sản phẩm thuốc kích thích sinh trưởng không phải của VFC nhưng vẫn cố tình ăn theo nhãn hiệu TORA, đều có giá bán khá thấp. Chẳng hạn, sản phẩm kích thích sinh trưởng cây trồng TORA do Cty TNHH SX-TM Bảo Minh Châu cung cấp và TNHH RAISU MISAKI phân phối, chỉ có giá 3.000 đ/gói 20 ml, trong khi đó, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng TORA của VFC có giá bán 11.000 đ/gói 15 ml.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm