| Hotline: 0983.970.780

Tre trúc đắc dụng làm thuốc

Chủ Nhật 25/09/2016 , 15:06 (GMT+7)

Măng tre có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, tiêu đàm, thông lợi tiểu tiện, măng có nhiều chất xơ, là chất rất có công năng chữa trị táo bón, béo phì, tiểu đường...

08-30-14_trng-22

 

Cây tre được nhân loại biết sử dụng rất lâu đời ngoài lấy măng làm rau ăn, lá tre, nước cây tre, tinh cây tre, là vị thuốc quý chữa trị nhiều bệnh chứng bệnh. Ở nước ta có gần trăm loài tre. Tre thật sự xứng đáng là biểu tượng làng quê Việt Nam.

Theo sách Tuệ Tĩnh, tre làm thuốc tốt nhất là tre gai, thuộc họ tre trúc. Theo y học dân gian các bộ phận cây tre đều có vị ngọt hơi đắng, tính mát, và người dân thường hái măng làm rau ăn. Măng tre là mầm non, cây tre chứa nhiều chất dinh dưỡng, măng thường dùng tươi thái lát muối chua, xào thịt, nấu canh, kho cá nấu thịt, phơi khô để dành.

Theo dược tính hiện đại trong 100g măng 4,11g protein, gồm 18 loại acid amin; 0,1g chất béo; 5,7g chất đường; 2,2mg calci 5,6mg phosphor; 0,1mg sắt; caroten (tiền vitamin A) vitamin nhóm B (B1, B3), vitamin C, có hàm lượng cao gấp hai lần rau cải. Măng ít được coi là thuốc. Măng có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, tiêu đàm, thông lợi tiểu tiện, măng có nhiều chất xơ, là chất rất có công năng chữa trị táo bón, béo phì, tiểu đường,  cholesterol cao, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết... Tài liệu gần đây cho biết măng lau đã được nghiên cứu phòng chống ung thư, và xếp vào danh mục “rau phòng chống ung thư”.

Theo Đông y, trúc nhự vị ngọt hơi đắng, tính mát; vào vị đởm; trúc lịch vị ngọt, tính lạnh; vào kinh tâm vị. Trúc nhự và trúc lịch tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, thanh vị chỉ ẩu, lương huyết chỉ huyết. Dùng cho các trường hợp nôn ói mửa, nấc cục, ho suyễn, thổ huyết chảy máu cam; nôn ói do nhiễm độc thai nghén thời kỳ đầu, động thai. Liều dùng: 6 - 10g khô, 30 - 60g tươi; bằng cách nấu sắc, hãm. Sau đây là cách dùng trúc nhự và trúc lịch làm thuốc:

Viêm đại tràng mạn tính thể táo: trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: trúc nhự 12g, lá tre 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 8g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống.

Chữa hen phế quản khi đang lên cơn hen: trúc lịch 20ml, tang bạch bì 20g, hạnh nhân 12g, hoàng cầm 12g, bán hạ chế 8g, ma hoàng 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị nôn khi mang thai: trúc nhự 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, í dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống trong ngày.

Cháo trúc nhự: trúc nhự tươi 30g, gạo tẻ 50g. Trúc nhự nấu lấy nước, đem nước nấu cháo gạo (cháo loãng), cho ăn ít một dần dần. Dùng cho các trường hợp viêm dạ dày ruột nôn ói (vị nhiệt ẩu thổ).

Quất nhự ẩm: trúc nhự tươi 30g, quất bì tươi hoặc trần bì tươi 30g, mứt hồng 30g, chỉ xác 8g, gừng tươi 4g. Các dược liệu nấu lấy nước (bỏ bã) thêm đường cho uống. Dùng cho phụ nữ nhiễm độc thai nghén nôn ói; hẹp môn vị do viêm nề gây hẹp sau phẫu thuật vùng bụng, có triệu chứng nôn mửa, nôn ra thức ăn.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.