| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Long

Trên 100 điểm sạt lở mỗi năm

Thứ Năm 28/07/2022 , 09:26 (GMT+7)

Cồn Thanh Long là một điểm nóng sạt lở tại ấp Phước Lý, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Sạt lở đã lấy đi hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp.

Hiện nay, nhiều hộ dân mất đất, mất nhà do sạt lở tại cồn Thanh Long phải bỏ vào đất liền tìm kế sinh nhai. Chỉ còn lại mấy hộ dân ngặt nghèo còn bám trụ giữ đất dù biết rằng tình trạng sạt lở rất nguy hiểm.

Ông Nguyễn Chí Lập, người dân còn bám trụ lại chua xót nói: “Năm nào nó cũng bị lở hết trơn, dòng nước này nó chảy quá trời, mé đê hẩm chịu không nổi, sụp. Khoảng cuối tháng tư, cũng vừa diễn ra một đợt sạt lở. Điểm sạt lở này, bị ăn sâu sâu vô mấy chục mét. Còn ở nhà tôi bị sụp vô 2 tầm (khoảng 5m - PV). Dưới huyện có lên đem dừa tấn mé, lăn đê vô…”.

Ông Nguyễn Chí Lập, người dân cồn Thanh Long cho biết tại điểm sạt lở này đã lấy đi hàng chục mét đất. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Chí Lập, người dân cồn Thanh Long cho biết tại điểm sạt lở này đã lấy đi hàng chục mét đất. Ảnh: Minh Đảm.

Nó rồi, ông Lập dẫn chúng tôi đi vòng quanh những đoạn đê bị sạt lở đã được chính quyền địa phương hỗ trợ cơ giới đến gia cố. Tại đây, chúng tôi gặp bà Nguyễn Kim Hoa 67 tuổi đang lụi hụi dọn dẹp mớ đồ đạc hỗn đọn chuẩn bị dựng lại ngôi nhà. Bà Hoa nghẹn ngào kể: Tôi sống ở đây bốn mươi mấy năm. Từ năm 2012 đến giờ, lở dữ lắm, nhà tôi có 6 công đất mà đứt gần cả công (1.000m2). Tôi dời nhà nay 3 lần rồi. Hai lần trước, mỗi lần cả chục triệu. Đợt này 7 triệu rồi mà còn tiền mướn người dựng nữa..

Bà Hoa cho biết đất lở, nước ngập làm hoa màu của bà bị thiệt hại. Mấy năm qua thu nhập bấp bênh mà trong người bà còn mang căn bệnh nhồi máu cơ tim quái ác. Bà cũng có một người con mới mổ tim tốn hết mấy trăm triệu nữa, khổ sở đủ đường. Hiện nay, bà Hoa cho biết đang sống một mình ở cồn này. Hầu như hàng đêm bà đều phập phồng lo sợ sạt lở nhưng vì tình thế bà cũng chưa thể dọn đi nơi khác.

Bà Hoa đang dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị dựng lại căn nhà mới. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Hoa đang dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị dựng lại căn nhà mới. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Trương Thành Dãnh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: Cồn Thanh Long có diện tích khoảng 40ha. Sạt lở tại cồn hiện nay đã được tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp. Những đoạn sạt lở đã được gia cố khắc phục nhưng  chưa kiên cố. Dự kiến số vốn đầu tư xây dựng dự án công trình khắc phục sạt lở tại đây tương đối lớn, trên 100 tỷ đồng. Sở NN-PTNT cũng đã làm việc với Tổng cục Phòng chống thiên tai của Bộ NN-PTNT để có vốn đầu tư của Bộ và vốn đối ứng của tỉnh. Hiện nay, phía Bộ cũng đã nhận được thông tin. Tổng cục sẽ có kế hoạch vào khảo sát. Trước mắt, huyện cũng như các điểm bức xúc sẽ gia cố tạm bằng cừ dừa. Vấn đề làm bê tông kiên cố thì theo dự án khi Bộ khảo sát thì phía địa phương sẽ có ý kiến.

Ông Dãnh cũng cho biết thêm, đối với vấn đề phòng chống sạt lở địa phương vận dụng nhiều nguồn vốn từ trung ương, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bão địa phương… vốn ngân sách tỉnh. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản chi phí lớn thì sử dụng vốn đầu tư công trung hạn sử dụng vốn Trung Ương đã có kế hoạch 2021 - 2025, được HĐND tỉnh thông qua. Đối với các điểm sạt lở nhỏ, duy tu, sửa chữa nhỏ, cấp bách thì sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai, nguồn vốn khác của Sở NN-PTNT quản lý. 

Hàng năm, tỉnh Vĩnh Long có khoảng 100 điểm sạt lở. Ảnh: Minh Đảm.

Hàng năm, tỉnh Vĩnh Long có khoảng 100 điểm sạt lở. Ảnh: Minh Đảm.

Theo Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, hàng năm trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 100 điểm sạt lở. Hầu hết các điểm sạt lở nằm trên các nhánh sông chính. Tuy nhiên, gần đây có xuất hiện tình trạng sạt lở nội đồng. Đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 29 điểm sạt lở trong nội đồng và sông chính, làm mất trên 1.000m bờ sông, kênh, rạch và các công trình đê bao, đường giao thông nông thôn; ảnh hưởng đến trên 30 hộ dân. Ước thiệt hại do sạt lở là gần 3 tỷ đồng.

Khi sạt lở xảy ra, chính quyền, đoàn thể địa phương đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” huy động lực lượng tổ chức khắc phục các vị trí sạt lở nguy hiểm, hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa bị hư hỏng và di dời tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh việc khắc phục thiệt hại sau thiên tai, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh, các mạnh thường quân trong, ngoài tỉnh cùng chung tay thực hiện hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.

Nỗi đau, mất mát do sạt lở vẫn còn đó. Nhà cửa đất đai mất đi là điều không thể nào khắc phục. Phòng chống thiên tai, nhất là sạt lở cần được sự chung tay của cả cộng đồng.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất