| Hotline: 0983.970.780

Trên 37.300 phương tiện chở hàng hóa, nông sản được cấp giấy nhận diện

Thứ Ba 20/07/2021 , 09:01 (GMT+7)

TP.HCM Đã có trên 37.300 phương tiện vận chuyển được Sở Giao thông vận tải TP.HCM cấp giấy nhận diện, nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa, nông sản cho TP.HCM trong thời gian giãn cách...

90% phương tiện được cấp giấy nhận diện

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có văn bản số 7688/SGTVT-KT về việc giải quyết cấp giấy nhận diện phương tiện của các đơn vị.

Lực lượng chức năng kiểm tra các phượng tiện vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng chức năng kiểm tra các phượng tiện vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Văn bản nêu rõ, nhằm tạo thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa và vận chuyển chuyên gia, công nhân trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, Sở GTVT TP đã có Công văn số 7030/SGTVT-KT về việc hướng dẫn công tác tổ chức giao thông khu vực địa bàn TP.HCM.

Đến nay, Sở đã nhận được hồ sơ đề xuất cấp Giấy nhận diện phương tiện của 64 đơn vị với tổng số lượng đề nghị là 41.372 phương tiện và đã cấp cho 37.357 phương tiện.

Tuy nhiên, qua quá trình cấp Giấy nhận diện phương tiện, Sở GTVT nhận thấy rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện để cấp (chỉ cấp khoảng 90% số lượng danh sách xe nhận).

Theo thống kê, một số trường hợp không được cấp Giấy nhận diện với các lý do sau: không đúng đầu mối theo Công văn 7030/SGTVT-KT; không đầy đủ thông tin trong bảng thống kê các thông số của phương tiện như sai, không ghi hạn đăng kiểm hoặc hết (gần hết) hạn đăng kiểm; không ghi số liệu ở cột tải trọng, không đính kèm file excel; đối tượng là xe con, xe bán tải hoặc tải van có tải trọng dưới 950kg (không được cấp); đối tượng là xe container (chỉ cấp khi xe đi-đến từ các cảng với đầu mối là các đơn vị quản lý cảng); một số xe trùng biển số; xe không lưu thông đi, đến hoặc quá cảnh qua địa bàn TPHCM.

Lực lượng chức năng kiểm tra các phượng tiện vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng chức năng kiểm tra các phượng tiện vận chuyển hàng hóa đến TP.HCM. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, có trường hợp xe đề xuất nhiều hơn 3 lộ trình phù hợp. Đối với những xe này, Sở GTVT sẽ chỉ giữ lại 3 lộ trình đầu tiên. Các xe đầu kéo đề xuất lộ trình vào nội đô TP cũng sẽ được Sở xem xét hạn chế cấp (chỉ cấp khi thực sự cần thiết nhằm phục vụ cung ứng lương thực, thực phẩm).

Để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy nhận diện phương tiện cho các đơn vị, Sở GTVT đề nghị các đơn vị đầu mối thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Công văn số 7030/SGTVT-KT của Sở, các thông tin hướng dẫn và biểu mẫu thực hiện đã được Sở GTVT đăng tải lên trang thông tin điện tử của Sở GTVT. Đồng thời, rà soát kỹ các thông tin đưa vào bảng tổng hợp (file excel) nhằm tránh gặp phải các sai sót nêu trên.

Nhận diện phương tiện từ xa

Song song đó để rút ngắn thời gian kiểm tra phương tiện, làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với lái xe, người áp tải hàng hóa. Cục CSGT vừa chỉ đạo công an các tỉnh, địa phương thực hiện phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa tại các chốt kiểm soát Covid-19.

Theo đó, Chiều 19/7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an vừa có công điện đề nghị Giám đốc công an các tỉnh, địa phương tổ chức quán triệt cán bộ chiến sĩ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Cục CSGT về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Chủ các phương tiện mất nhiều thời gian trình thủ tục là nguyên dân dẫn đến ùn tắc giao thông. Ảnh: Trần Trung.

Chủ các phương tiện mất nhiều thời gian trình thủ tục là nguyên dân dẫn đến ùn tắc giao thông. Ảnh: Trần Trung.

Cục CSGT chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với sở GTVT dự báo tình hình, các tình huống phức tạp có thể diễn ra để kịp thời tham mưu với ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của địa phương có quy định cụ thể về bộ phù hiệu điều phối các loại phương tiện vào, ra từng địa phương.

Đồng thời, liên hệ với sở GTVT để được hướng dẫn, phối hợp cài đặt phần mềm cấp mã QR CODE cho phương tiện lưu thông trên "luồng xanh quốc gia", "luồng xanh" địa phương để rút ngắn thời gian kiểm soát tại các chốt, trạm kiểm soát.

Cục CSGT chỉ đạo công an các tỉnh, địa phương thực hiện phân luồng, nhận diện phương tiện từ xa tại các chốt kiểm soát COVID-19 nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với lái xe, người áp tải hàng hóa, đảm bảo lưu thông nhanh nhất.

Người dân quét mã QR khai báo y tế trước khi làm các thủ tục. Ảnh: Trần Trung.

Người dân quét mã QR khai báo y tế trước khi làm các thủ tục. Ảnh: Trần Trung.

Để người dân chủ động chuẩn bị trước khi di chuyển, giao thông được thông suốt tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, Cục CSGT đề nghị cán bộ chiến sĩ công an các tỉnh, địa phương trong quá trình thực thi nhiệm vụ kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện yêu cầu "5K".

Giám đốc công an các tỉnh tiếp tục tham mưu, kiến nghị chính quyền địa phương loại bỏ một số chốt kiểm soát không thật sự cần thiết để phương tiện lưu thông được thuận lợi, tạo điều kiện thông thoáng cho "luồng xanh".

Cục CSGT cũng đề nghị Giám đốc công an các tỉnh tiếp tục chỉ đạo bảo đảm tốt an ninh, trật tự an toàn giao thông, phối hợp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn trong nội bộ tỉnh, thành phố và với các địa phương khác.

Phối hợp với sở GTVT, sở y tế và các lực lượng có liên quan tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với các lái xe đường dài, đảm bảo đủ giấy tờ phòng, chống dịch và đáp ứng thời gian lưu thông nhanh nhất.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.