| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:

Trên 51% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Thứ Hai 30/11/2020 , 10:25 (GMT+7)

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đến nay cả nước đã có 88,5% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 51% được sử dụng nước sạch.

Sáng 30/11, tại TP Sóc Trăng, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng với UBND tỉnh Sóc Trăng và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg, ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ”.

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg, ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra tại TP Sóc Trăng vào sáng 30/11. Ảnh: Trọng Linh.

Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ – TTg, ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ diễn ra tại TP Sóc Trăng vào sáng 30/11. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch cho môi trường nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt vào ngày 25/8/2000 tại Quyết định 104/2000/QĐ-TTg. Sau đó ngày 16/4/2004, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về Chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

“Qua gần 20 năm thực hiện chiến lược đã có 88,5% người dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và 51% được sử dụng nước sạch đây là tín hiệu hết sức khả thi. Ngoài ra, có 75,2% người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh. Có 12,7 triệu hộ vay vốn theo các Chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62”, Thứ Trưởng Nam cho biết thêm.

Ông Lương Vân Anh, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết: Kết quả thực hiện Chương trình tín dụng chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg, từ năm 2000 đến nay cả nước đã huy động trên 106,7 nghìn tỷ đồng. Đã có trên 6,5 triệu lượt hộ gia đình vay làm công trình nước và 6,2 triệu lượt hộ vay làm công trình vệ sinh gia đình với mức vay từ 4-10 triệu đồng/hộ. Doanh số cho vay đạt trên 60,8 nghìn tỷ đồng. Qua đó, góp phần tăng 30% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh và 19,5% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, theo ông Lương Vân Anh, hiện nay vẫn còn khó khăn thách thức trong việc cấp nước sạch ở nông thôn như: Trên 30 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam. Từ năm 2021, áp dụng theo Quy chuẩn cấp nước QC-01/2018/QCVN thì số lượng người dân chưa được cấp nước còn lớn hơn nhiều. Còn hơn 16 triệu người dân nông thôn không có nhà tiêu hợp vệ sinh, 5 triệu em học sinh chưa được sử dụng công trình nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo trong trường học.

Hiện nay, cả nước còn trên 30 triệu người dân chưa được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, cả nước còn trên 30 triệu người dân chưa được tiếp cận nước sạch theo quy chuẩn Việt Nam. Ảnh: Trọng Linh.

Để chủ động giải quyết vấn đề cấp bách này, Tổng cục Thủy lợi đề xuất: Tiếp tục thực hiện các công trình nước sạch nông thôn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Ưu tiên các tỉnh thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ lụt, ngập úng (6 tỉnh ĐBSCL), vùng khan hiếm nước miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên) khoảng 1.500 tỷ đồng.

Các công trình cấp nước nông thôn trong Đề án an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn, hồ đập giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc Hội. Các công trình dự kiến vay vốn Ngân hàng Thế giới cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu cho ĐBSCL và miền Trung (khoảng 400 triệu USD).

Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Đảm.

Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Đảm.

Các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được triển khai xây dựng, đó là kết quả về mặt số liệu. Còn kết quả về mặt chính sách, có thể khẳng định đến thời điểm này, đây là một chính sách hết sức hợp lý trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và ở nông thôn ngày càng có yêu cầu rất cao. Hội nghị này nhằm đánh giá kết quả đạt được đến ngày hôm nay và làm rõ hơn tác động của chính sách đối với từng địa phương để định hướng cho giai đoạn tiếp theo.

(Thứ Trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam)

Ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Minh Đảm.

Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có trên 67% dân số sống ở khu vực nông thôn. Để giải quyết nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn, thời gian qua UBND tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều công trình nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt gần 99%, trong đó tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt QCVN 02-BYT gần 60%.

Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, bằng nhiều nguồn lực, nhất là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện được 43 công trình, gồm 13 công trình xây dựng mới trạm cấp nước và 30 công trình nâng cấp mở rộng mạng cấp nước.

Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Sóc Trăng cũng đã xây dựng mới, nâng công suất 4 trạm cấp nước phục vụ cấp nước cho gần 3 nghìn hộ và mở rộng mạng cấp nước các công trình hiện có với chiều dài trên 990 nghìn mét, phục vụ cấp nước cho trên 32 nghìn hộ.

(Ông Lê Văn Hiểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.