| Hotline: 0983.970.780

Người dân vui mừng khi có nước sạch

Thứ Ba 25/08/2020 , 08:58 (GMT+7)

Các công trình cấp nước thuộc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận đều phát huy hiệu quả, giúp người dân vùng nông thôn có nước sạch sử dụng.

Tính đến tháng 8/2020, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận quản lý, khai thác 37 công trình cấp nước, với tổng công suất thiết kế 39.900 m3/ngày; cung cấp cho 59.928 đấu nối sử dụng nước, trên địa bàn tại 2 phường, 9 thị trấn và 54 xã toàn tỉnh. Trong đó, có 8 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) vùng cao, 22 thôn xen ghép ĐBDTTS và 3 xã hải đảo.

Người dân vùng nông thôn phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: KS.

Người dân vùng nông thôn phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: KS.

Theo Chi cục Thủy lợi Bình Thuận đánh giá các công trình cấp nước do Trung tâm quản lý đều phát huy hiệu quả đầu tư và hoạt động bền vững theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2014 của Bộ NN-PTNT.

Ghi nhận chúng tôi tại công trình cấp nước Thuận Bắc (Hàm Thuận Bắc) được đầu tư vào năm 2003, với công suất thiết kế 5.560 m3/ngày-đêm. Công trình này hiện cấp nước cho người dân ở thị trấn Ma Lâm và các xã Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Chính, Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Minh (Hàm Thuận Bắc); đồng thời bổ sung nguồn nước cấp cho Cụm cấp nước Phú Đức (Phú Long – Hàm Đức).

Công trình cấp nước Thuận Bắc (Hàm Thuận Bắc) hiện phát huy hiệu quả, đưa nước sạch về vùng nông thôn. Ảnh: KS.

Công trình cấp nước Thuận Bắc (Hàm Thuận Bắc) hiện phát huy hiệu quả, đưa nước sạch về vùng nông thôn. Ảnh: KS.

Anh Đoàn Thanh Tân, Cụm phó cụm cấp nước Thuận Bắc, cho biết, tính đến 8/2020 cụm cấp nước có 10.227 người dân đăng ký đấu nối sử dụng nước. Song, nhu cầu của người dân được đấu nối nguồn nước vẫn còn tăng cao. Đáp lại mong mỏi của người dân vùng nông thôn đơn vị đang nổ lực nâng cấp, mở rộng khả năng cấp nước của hệ thống.

Được hưởng niềm vui khi sử dụng nước sạch, bà Trần Thị Thúy, ở thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm cho biết: “Giờ đây, gia đình bà chỉ cần mở vòi nước là có nước sạch xài ngay, rất tiện lợi và an tâm cho sức khỏe so với trước đây”.

Theo bà Thúy, khi chưa có công trình cấp nước sạch Thuận Bắc, gia đình bà cũng như bà con xung quanh rất vả vì phải thường xuyên đi lấy nước ở các nơi trong xã về dùng. Vì các giếng nước ở đây hầu như bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nhiều khi vào mùa khô, nguồn nước giếng khan hiếm bà con phải đi mua nước với giá cao, tốn kém tiền bạc.  Nay, nước sạch về nhà, giá nước khá rẻ nên bà con có điều kiện dùng nước sạch, rất phấn khởi.

Tương tự, nhiều người dân ở xã Hàm Trí cũng phấn khởi khi nước sạch đã về tận nhà. Ông Nguyễn Văn Tuấn, thôn Phú Thái bày tỏ: Gia đình tôi và nhiều hộ dân trong xã rất vui vì được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch Thuận Bắc giúp bà con được sử dụng nước sạch cải thiện chất lượng đời sống”.

Còn chị Nguyễn Thị Thu ở xã Hàm Chính cho biết: “Trước đây, gia đình tôi sử dụng nước giếng khoan, vào mùa hạn hán thường bị phèn, nước không đảm bảo nên phải đi mua nước ở ngoài về phục vụ ăn uống. Nhưng từ năm 2007, gia đình được đấu nối nguồn nước từ công trình cấp nước Thuận Bắc, chất lượng nước đã tốt hơn, sử dụng đảm bảo sức khỏe và vào mùa khô không sợ thiếu nước nữa”.

Người dân rất yên tâm về sức khỏe khi sử dụng nguồn nước từ các công trình cấp nước của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận. Ảnh: KS.

Người dân rất yên tâm về sức khỏe khi sử dụng nguồn nước từ các công trình cấp nước của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận. Ảnh: KS.

Ông Lương Đăng Khánh, Phó giám đốc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, cho biết, để phát huy hiệu quả sau đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn, Trung tâm phối hợp với chính quyền, công an, đoàn thể các địa phương hình thành mô hình tổ tự quản an ninh trật tự để bảo vệ nguồn nước và các hạng mục công trình cấp nước. Đồng thời hợp đồng nhân viên bảo vệ đầu nguồn đối với các nguồn nước mặt khe, suối, ao bàu nhỏ dễ xảy ra các nguy cơ liên quan đến lưu lượng, chất lượng nguồn nước thô cấp cho công trình cấp nước.

Đối với các công trình cấp nước, Trung tâm đều bố trí cán bộ kỹ thuật quản lý vững chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. Hằng năm, đơn vị đều chủ động lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mạng lưới đường ống cũ không đảm bảo cấp nước an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, để xử lý tốt nguồn nước, đảm bảo chỉ tiêu theo quy định Bộ Y tế trước khi cung cấp cho dân, hiện Trung tâm đã áp dụng công nghệ rửa lọc tự động của Công ty Setfil với tỉ lệ nước rửa lọc < 1 %; đồng thời cải tạo, nâng cấp, lắp lamen vào các bể lắng cũ góp phần nâng công suất và cải thiện chất lượng nước cấp, đạt hiệu quả cao.

Theo Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận, hiện đơn vị đã tự nghiên cứu thiết kế và thi công hoàn thành hệ thống lắng lamen cho một số công trình cấp nước góp phần nâng công suất cấp nước lên 200% so với công suất thiết kế của công trình cấp nước hiện hữu. Trong khi đó suất đầu tư thấp, tiết kiệm chi phí và thời gian rửa lọc, cải thiện đáng kể về chất lượng nước (độ đục nước sau lắng hầu hết < 5 NTU (Nephelometric Turbidity Unit – đơn vị đo độ đục của nước), độ đục nước sau lọc hầu hết < 1 NTU), mang lại hiệu quả thiết thực.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.