'Cô gái chăn bò' Hoa Kỳ chia sẻ cảm nhận về chuyến đi 2 ngày tới Việt Nam

Jaclyn Wilson - Thứ Năm, 15/08/2024 , 16:14 (GMT+7)

'Cô gái chăn bò' Jaclyn Wilson đăng tải bài blog trên tạp chí Midwest Messenger - nguồn thông tin hàng đầu về hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp nông nghiệp ở Nebraska, Hoa Kỳ.

Chị Jaclyn Wilson (áo tím) cùng các đại diện của Hoa Kỳ thăm Hợp tác xã bảo tồn và phát triển dược liệu Sóc Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Chào buổi sáng, Việt Nam!

Thực ra, tôi viết những dòng này khi ở Việt Nam là buổi tối, nhưng lại là buổi sáng ở Nebraska. Tôi đã có những ngày đầy biến động kể từ khi rời khỏi trang trại Wilson Flying Diamond Ranch. Tôi rời trang trại vào rạng sáng thứ Bảy khi trời còn tối và lái xe ô tô đến Sân bay Quốc tế Denver để bắt chuyến bay thẳng 11 giờ đến Tokyo.

Tôi nhận ra mình đã mắc “sai lầm” khi đến Tokyo lúc đến quầy vé để chuẩn bị cho chuyến bay tiếp theo. Trong lúc đổi chỗ ngồi, nhân viên quầy vé đã thông báo rằng có một sai sót trên thị thực của mình để nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi được thông báo rằng sẽ không được phép lên máy bay.

Mức độ căng thẳng của tôi trong vài tuần qua đã lên cao. May mắn thay, tôi còn ba giờ trước khi chuyến bay đến Hà Nội cất cánh, và có rất nhiều người tuyệt vời tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội không chỉ giúp tôi được thông quan từ bộ phận nhập cảnh, mà còn phải kết nối các hãng hàng không giữa Hà Nội và Tokyo để đảm bảo rằng tôi có thể lên máy bay.

Tôi có cảm giác hơi lạ một chút khi được nhân viên nhập cảnh đón tại nhà ga, với một tấm biển có tên của tôi và sau đó được hộ tống đến quầy làm thủ tục. May mắn thay, chỉ trong vài phút, một thị thực mới đã được cấp. Cuối cùng, tôi cũng đến khách sạn ở Hà Nội sau hơn 24 giờ di chuyển.

Chuyến đi được tổ chức nhân dịp Liên hợp quốc tuyên bố năm 2026 là Năm Quốc tế Nữ Nông dân. Chương trình đưa hai nữ nông dân Hoa Kỳ sang Việt Nam được thực hiện bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Phái đoàn Hoa Kỳ tại ASEAN, và Cục Nông nghiệp đối ngoại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. 

Theo đó, Jennie Schmidt, một nhà sản xuất cây trồng từ Maryland, cùng với tôi, đã được mời tham gia một chuyến đi đầy sôi động. Chuyến đi này bao gồm hai ngày trọn vẹn ở Việt Nam, một ngày di chuyển đến Indonesia, và hai ngày ở Indonesia trước khi bắt đầu hành trình dài trở về nhà.

Trước khi rời Việt Nam đến Indonesia, tôi đã dành thời gian viết về những trải nghiệm đầy bổ ích và truyền cảm hứng ở Việt Nam. Vào ngày đầu tiên của chương trình, chúng tôi đã gặp gỡ các đại diện của Báo Nông nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ, Liên hợp quốc và các tổ chức khác.

'Cô gái chăn bò' Jaclyn Wilson giao lưu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Điểm dừng chân đầu tiên là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nơi có hơn 20.000 sinh viên theo học ở nhiều chuyên ngành. Tại đây, chúng tôi đã tham gia Diễn đàn “Vì sự tiến bộ Phụ nữ trong Nông nghiệp”. Với hơn 10 đầu báo được mời tham dự, tôi đã có một trải nghiệm thú vị khi làm việc với các phiên dịch viên, đồng thời chia sẻ câu chuyện về hoạt động của chúng tôi và cách công nghệ được ứng dụng ở miền tây Nebraska. Sau phần trình bày, chúng tôi đã tham gia vào một cuộc thảo luận bàn tròn về những thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, đặc biệt tập trung vai trò của phụ nữ trong ngành.

Trường đại học đã “trải thảm đỏ” chào đón chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng, sự cống hiến không chỉ dừng lại đối với sự tiến bộ của sinh viên, mà còn lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Điều này thực sự truyền cho tôi cảm hứng.

Vào ngày thứ hai của sự kiện, chúng tôi đã có cơ hội đến huyện Sóc Sơn ở ngoại ô Hà Nội cùng với một đoàn phóng viên tác nghiệp. Chúng tôi đến thăm hai hợp tác xã khác nhau. Một hợp tác xã chăn nuôi gà và heo, còn hợp tác xã kia trồng các loại thảo dược. 

Mô hình hợp tác xã là một mô hình đang ngày càng được quan tâm. Ven vùng ngoại ô của Hà Nội vẫn có những đô thị lớn, nên việc tìm kiếm những mảnh đất rộng lớn trở nên khó khăn. Ở một số khu vực, gần 80% lực lượng lao động là phụ nữ.

Tôi luôn lấy làm ngạc nhiên mỗi khi đến những nơi khác khi nhận ra sự kết nối chặt chẽ giữa cộng đồng phụ nữ làm nông. Dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta vẫn có những mối quan tâm chung về trang trại của mình, như thời tiết, khí hậu, kinh tế, tiếp cận thị trường, thị phần, kế thừa và nhiều vấn đề khác đều rất quen thuộc.

Chủ đề về rào cản thương mại được thảo luận sôi nổi. Cá nhân tôi cũng trao đổi riêng với nhiều người trong đoàn. Nông dân Mỹ đang chịu thiệt thòi về thuế quan đối với thịt bò xuất khẩu sang Việt Nam, không giống như một số quốc gia khác như Australia.

Sau hai ngày đến Việt Nam, nông dân Jaclyn Wilson đã đăng tải bài viết có tiêu đề "Chia sẻ góc nhìn phương Tây ở Đông Nam Á" trên tạp chí Midwest Messenger. Ảnh: Tùng Đinh.

Tôi nhận thấy một sự thiếu hụt rõ rệt về protein trong chế độ ăn uống của người Việt Nam. Tôi tin rằng thịt bò Hoa Kỳ sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời trên nhiều thực đơn hơn.

Dù lệch múi giờ khiến tôi mệt mỏi, lịch trình di chuyển khá dày đặc, bản thân vẫn phải vận hành trang trại từ xa, tôi cảm thấy rất biết ơn vì cơ hội được đến Việt Nam và chia sẻ một góc nhìn hoàn toàn khác về ngành công nghiệp thịt bò Hoa Kỳ. 

Đây là một bức tranh mà hầu hết người dân ở đây chưa từng nghĩ đến: một bức tranh về những vùng đất rộng lớn, những trang trại gia đình và sự cống hiến kiên trì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất để cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Ngoài ra, thật ấm lòng khi dành hai ngày qua với rất nhiều phụ nữ mạnh mẽ và đầy đam mê, những người tận tâm cải thiện ngành nông nghiệp. Đây là điều mà tôi hy vọng sẽ tiếp tục phát triển.

Trạm dừng tiếp theo, Indonesia.

Jaclyn Wilson là một trong hai nữ nông dân Hoa Kỳ được mời tham dự "Chương trình năm quốc tế nữ nông dân" tại Việt Nam từ ngày 12 - 13/8/2024. Bà điều hành hoạt động chăn nuôi bò, bê thế hệ thứ năm cùng với cha của mình, được vinh danh là Nhà Chăn nuôi bò chất lượng quốc gia của Hoa Kỳ năm 2023.

Jaclyn Wilson Quỳnh Chi (chuyển ngữ)
Tin khác
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.