Tản văn Tạ Duy Anh: Nuôi vịt đẻ

Tạ Duy Anh - Thứ Năm, 22/12/2022 , 06:15 (GMT+7)

Nuôi vịt đẻ thì từ cơ cực chưa nói lên bất cứ điều gì. Mỗi con vịt đẻ có thể ví như một mụ đàn bà nạ dòng nhưng không có con...

nuoi-vit-de

Nuôi vịt đẻ. Ảnh: Văn Sỹ.

Bài liên quan

Tôi đang kể chuyện cách nay mấy chục năm, khi đó việc chăn nuôi chưa thành nghề chuyên nghiệp và nhiều phương tiện hỗ trợ như bây giờ, mà chủ yếu thủ công, ở quy mô gia đình và để cải thiện thu nhập.

Nhà nhà nuôi vịt, nhà nhà nuôi ngan, nhà nhà nuôi lợn… nhưng mỗi nhà chỉ dăm bảy con. Nhiều nhất cũng chỉ trăm con. Có một đàn vịt trăm con, là có cả một gia tài, dù quy ra tiền chả được bao nhiêu.

Nuôi vịt nói chung là nghề cơ cực. Con vịt khác mọi con gia cầm khác ở chỗ, nó rất vô kỉ luật và chỉ biết bản thân mình. Vịt nhà không chấp nhận chế độ gia trưởng. Chúng không có con đầu đàn như ngỗng. Gà cũng không gắn kết theo đàn, nhưng ít khi ra khỏi vườn. Ngỗng, nhờ có thủ lĩnh, lại thông minh, nên có thể tự quản nhau, tự biết bảo nhau về nhà mỗi khi trời tối, hoặc mỗi khi trời có giông bão. Còn vịt thì, về cơ bản và trừ vịt nuôi lấy trứng, cứ ra khỏi nhà là đàn tan ra thành từng mảnh, theo đúng nghĩa đen của từ đó. Chúng có thể nhập ngay vào một đàn vịt xa lạ khác mà không gây ra phiền toái gì. Nhưng chính điều đó là nỗi kinh hãi nhất của người chăn vịt.

Nếu chỉ thế thôi, chỉ nuôi vịt để bán thịt, vẫn còn là nhàn nhã lắm, so với nuôi vịt đẻ trứng. Nuôi vịt đẻ thì từ cơ cực chưa nói lên bất cứ điều gì. Mỗi con vịt đẻ có thể ví như một mụ đàn bà nạ dòng nhưng không có con, vừa tinh ranh, quỷ quái, vừa vô cùng khó tính, đầy lòng thù hận, khó chiều và khó lường. Vịt đẻ, về cơ bản cũng chả khác mấy với vịt nuôi thịt, nhưng nó hơn nhau ở “kinh nghiệm” sinh tồn và khác về nhu cầu ăn uống. Vịt nuôi thịt, khi đã lớn, cứ chén đẫy thóc lúa là ok, là lông óng mượt, thịt thơm lừng. Còn vịt nuôi để lấy trứng, ngoài việc duy trì dinh dưỡng cho cơ thể, còn phải có nguồn dư ra để tạo trứng. Mà trứng thì không chỉ có ruột, mà còn phải có vỏ. Đây chính là chỗ khác cơ bản giữa hai thứ vịt. Và nó khiến người chăn thả vịt đẻ nhiều phen chỉ còn biết đứng nhìn mà… chảy nước mắt.

Vịt đẻ có mùa. Mùa thay lông, vịt không đẻ, nhu cầu bớt đi. Sau khi cơ thể óng ả trở lại, con vịt béo núng, là bắt đầu của mùa đẻ mới, có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy kỹ thuật chăm sóc và cả cơ may của người chăn. Đây là lúc con vịt luôn háo đạm. Đói dài cổ ra, nhưng chưa được thỏa mãn chút đạm, chúng chả thèm để ý đến thóc, dù thóc thời ấy luôn là thứ quý hiếm, ngay cả người nhiều khi còn không có. Buổi sáng, ra khỏi chuồng, chúng lao như tên bắn về phía cánh đồng, sông, ao hồ. Con nào cũng sục mỏ xuống bùn tìm kiếm thứ gì đó có đạm. Vào mùa ruộng đang để giầm (ngâm nước), cánh đồng mênh mông nước, người chăn vịt đẻ thường cực nhọc nhất. Nguồn đạm chủ yếu lại từ cua, ốc, châu chấu. Vì thế thả ra là chúng chạy tung tóe khắp trên cánh đồng . Mỗi con vịt khi đó là một thợ săn. Mạnh con nào con ấy vơ vét, bòn mót. Không con tép con cua nào thoát khỏi miệng chúng, nếu chẳng may vào tầm ngắm. Chỉ những chạy theo chúng, ngăn chúng khỏi lẫn đàn, có thể đã không còn sức mà thở. Nhiều hôm chỉ còn biết đứng khóc vì uất ức.

Nhưng sau khi đã có được những thứ mình cần để thỏa cơn háo đạm, lũ vịt trở nên hiền hòa và có kỷ luật hơn. Chúng quây tròn lại như cái nong, sục mỏ, chổng mông chổng tĩ mò những hạt thóc vãi lẫn sâu trong bùn.

Khác với vịt nuôi để thịt, vịt đẻ rất nhớ đường về nhà. Nếu chẳng may có con của đàn khác lẫn vào, hoặc con của đàn nhà lẫn sang đàn khác, thì chúng sẽ hoảng hốt kêu toáng lên, để chủ nuôi biết mà trả hoặc đến xin lại.

Nhưng nỗi cơ cực sẽ được bù đắp bằng những buổi sáng vào chuồng nhặt trứng. Vịt nuôi tốt, giống tốt, sẽ cho tỉ lệ đẻ cao, đẻ đều, dân gian gọi là “thành”. “Thành” cao là vịt đẻ tốt. Thành đạt 80% coi như thắng lợi.

Cho đến giờ tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc của mỗi lần bố sai chui vào chuồng nhặt trứng. Nó rất khó diễn tả. Chỉ biết đầu óc lâng lâng, với chút hãnh diện. Vịt đẻ thành ổ, mỗi ổ có thể hàng chục quả. Chúng cũng biết giấu trứng nhưng rất vụng về. Bới nhẹ lớp rơm lên, những quả trứng lộ ra. Trứng hồng hào, quả đều, không bị đầu to đầu bé, không bị dính phân… là báo hiệu vịt đang sung sức. Sau đó trứng được phân loại, lau chùi, sắp vào thúng rồi mới mang đi bán. Tiền thu được sẽ trích một phần mua thóc cho chúng, còn lại thì chi tiêu.

Nhiều khi vịt đẻ dai quá, người nuôi phải chủ động “dập vịt”, tức là tìm cách hãm không cho nó đẻ nữa. “Dập vịt” chỉ xảy ra với hai trường hợp: Vịt đẻ quá dài trong một lứa, khiến vịt bị “tã” và khi vịt đẻ không đều, hôm nhiều hôm ít.

Thường để dập vịt, người ta nhốt chúng và bắt nhịn vài bữa.

Đáng sợ nhất là vịt bị toi cúm. Cả cơ nghiệp có thể tan biến chỉ trong vài ngày. May mà vịt đẻ thường có khả năng kháng thể cao hơn vịt nuôi thịt. Tuy thế, chuyện toi cúm vẫn thường xảy ra, biến việc nuôi vịt đẻ một thời thành thứ công việc không chỉ vất vả mà còn đối mặt rủi ro cao nhất.

Với người viết bài này, thì kí ức về thời nuôi vịt đẻ luôn đi kèm với hình ảnh 10 cái móng chân vàng như nghệ vì váng ruộng, trong khi các kẽ chân đều lở loét gây ngứa và buốt, còn bàn chân và ống chân thì nhẵn thín, do lội bùn quá nhiều.

Tạ Duy Anh
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.