| Hotline: 0983.970.780

Để EC rút "thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam

Triển khai tháo gỡ có hiệu quả đối với 4 nhóm khuyến nghị

Thứ Năm 05/11/2020 , 20:39 (GMT+7)

Để gỡ ‘thẻ vàng’ cho thủy sản, Việt Nam cần phải quyết liệt triển khai có hiệu quả đối với 4 nhóm vấn đề còn tồn tại mà Ủy ban Châu Âu (EC) khuyến nghị.

Lực lượng Kiểm ngư, Biên phòng thời gian qua đã tăng cường kiểm tra, xử lí các vi phạm trong hoạt động tàu cá. Ảnh: Đình Mười.

Lực lượng Kiểm ngư, Biên phòng thời gian qua đã tăng cường kiểm tra, xử lí các vi phạm trong hoạt động tàu cá. Ảnh: Đình Mười.

Theo Tổng cục Thủy sản, trong lần đánh giá gần đây nhất về tình hình triển khai khắc phục ‘thẻ vàng’ của Việt Nam vào tháng 12/2019, đoàn công tác của Ủy ban Châu Âu (EC) đã tiếp tục đưa ra các kiến nghị cụ thể tại 4 nhóm vấn đề mà Việt Nam cần quyết liệt triển khai khắc phục chống lại khai thác IUU gồm khung pháp lý; theo dõi kiểm tra hoạt động của tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy suất nguồn gốc thủy sản từ khai thác; thực thi pháp luật.

Liên quan đến các nhóm khuyến nghị này, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Qua đợt kiểm tra 12/2019, EC cũng đã đánh giá rất cao những nỗ lực, quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU.

Đặc biệt, EC đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực, tính trung thực, tinh thần phối hợp trong quá trình đoàn kiểm tra. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, EC cũng đã đưa ra những đánh giá, khuyến nghị cụ thể về các nhóm nội dung chống đánh bắt IUU mà Việt Nam cần nỗ lực, quyết liệt triển khai khắc phục.

Về khung pháp lý, phía EC đánh giá cao Việt Nam đã hoàn thiện được khung pháp lý. Đây cũng là cơ sở căn bản nhất để Việt Nam triển khai luật thủy sản cũng như các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Luật Thủy sản năm 2017 và các thông tư, văn bản hướng dẫn Luật cũng đã có những bước tiến mới.

Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai Luật Thủy sản, Việt Nam cũng đã xin ý kiến tham vấn của EC, đặc biệt có tham khảo các nước khu vực và quốc tế nên tính hội nhập rất cao, đảm bảo phát triển bền vững...

Đối với nhóm nội dung về theo dõi, giám sát, kiểm soát tàu cá, EC đánh giá thời gian qua, Việt Nam đã hết sức nỗ lực, có chuyển biến tốt, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như vấn đề về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá để theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của tàu cá từ khi xuất phát tại cảng đến khi hoạt đông trên biển tới khi về cảng...

Về công tác xác nhận sản lượng, truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác, thời gian qua Việt Nam cũng đã tăng cường tập huấn, hướng dẫn bà con ngư dân cũng như các doanh nghiệp trong việc tuân thủ về quy định xác nhận sản lượng, truy xuất nguồn gốc.

Từ đầu năm 2019 đến 6 tháng đầu năm 2020, việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác đã được triển khai có hiệu quả, những hồ sơ sai sót khi xuất khẩu hải sản sang Châu Âu theo đó cũng đã giảm rất nhiều.

Truy xuất, chứng nhận sản phẩm hải sản khai thác là một trong những vấn đề cần triển khai chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. Ảnh: Kim Sơ.

Truy xuất, chứng nhận sản phẩm hải sản khai thác là một trong những vấn đề cần triển khai chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. Ảnh: Kim Sơ.

Liên quan đến công tác thực thi pháp luật, thực hiện Luật Thủy sản cũng như các văn bản dưới luật đã ban hành, hiện nay Tổng cục Thủy sản và các địa phương đã và đang tích cực, liên tục tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền trực tiếp tại các cảng cá, giúp bà con ngư dân hiểu và triển khai tuân thủ các quy định pháp luật...

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã tích cực kiểm tra, kiểm soát, giám sát và tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm đối với các vi phạm hành chính của ngư dân trong quá trình hoạt động khai thác.

Tuy vậy, các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản ở mức khá cao (cao hơn trước đây từ 6-10 lần), vì vậy hiện nay công tác thực thi pháp luật tại các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế...

Liên quan đến công tác chứng nhận sản lượng và truy suất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết hiện nay, công tác này có 2 nhóm chính. Thứ nhất là nhóm xác nhận, chứng nhận thủy sản từ tàu cá Việt Nam vào cảng cá, hiện công tác này đang được thực hiện rất tốt.

Nhóm thứ hai là hàng thủy sản khi nhập khẩu vào các cảng biển tạm nhập - tái xuất do chuyển khẩu, quá cảnh qua cảng biển Việt Nam. Công tác này hiện Bộ NN-PTNT đã giao cho Cục Thú y là đơn vị chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Hải quan để kiểm soát các hàng nhập khẩu qua các cảng biển để đảm bảo công tác kiểm dịch và kiểm soát, xác nhận, chứng nhận sản phẩm được khai thác hợp pháp.

Khi sản phẩm hải sản tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường khác, hoặc phục vụ cho chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác, Cục Thú y đã phối hợp rất tốt với Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Hải quan để kiểm soát hàng hóa tại 11 cảng biển trong cả nước, đồng thời sẽ phải tiếp tục giám sát các mặc hàng hải sản nhập khẩu về cảng Việt Nam trong thời gian tới.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Khánh Hòa dự báo mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo dự báo, từ đêm 23 - 25/12, tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất…