| Hotline: 0983.970.780

Triển vọng nâng kim ngạch XK đồ gỗ lên 15 - 20 tỉ USD trong tương lai

Thứ Sáu 26/01/2018 , 13:50 (GMT+7)

Ngày 26/1, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT sẽ long trọng tổ chức sự kiện lễ mừng ngành lâm sản Việt Nam về đích 8 tỉ USD kim ngạch XK, đạt trước kế hoạch so với mục tiêu mà Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 của Chính phủ đề ra.

Theo Quyết định 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu cụ thể đến năm 2020, giá trị XK đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8 - 8,5 tỉ USD. Tuy nhiên theo Bộ NN-PTNT, tính đến hết năm 2017, XK đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đã cán đích 8 tỉ USD. Đây là một sự bứt phá mạnh mẽ của ngành lâm nghiệp nước ta trong thời gian qua.

Nhân sự kiện quan trọng này, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp về những đánh giá, triển vọng của XK sản phẩm ngành lâm nghiệp trong năm 2018 và những năm tới.

17-22-55_img_9845
Ông Nguyễn Quốc Trị

Trước tiên, xin chúc mừng ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã về đích sớm so với chỉ tiêu XK mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên nhìn về tổng thể, XK lâm sản của Việt Nam đến nay chủ yếu vẫn đang là XK sản phẩm thô, chưa có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao, thưa ông?

Những năm gần đây, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang có những chuyển biến hết sức mạnh mẽ, các DN trong ngành gỗ ngày càng vươn lên và đẩy mạnh theo các nhóm sản phẩm có giá trị cao thay vì XK thô như trước đây.

Cụ thể, nếu như giai đoạn 2010 - 2015, các Cty đầu tư nước ngoài chiếm tới 80%, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 20% thị phần thì sang giai đoạn 2016 - 2017, các DN Việt Nam đã bất ngờ bứt phá, vươn lên chiếm 50%. Doanh nghiệp VN đã chủ động nâng cao chất lượng từ khâu thiết kế đến SX để có sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp.

Đồng thời, nhờ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồ gỗ Việt Nam cũng đã và đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước. Ước tính, bình quân tiêu dùng đồ gỗ nội địa hiện nay ở nước ta đã vào khoảng 31 USD/người, như vậy đồ gỗ nội địa đạt khoảng gần 2,8 tỷ USD về doanh thu. Trong khi đó, việc NK đồ gỗ nước ngoài về Việt Nam cũng giảm rất mạnh. Kim ngạch NK nội thất càng ngày càng giảm, chỉ đạt khoảng 68 triệu USD/năm.

Ông có thể đánh giá về triển vọng cũng như sự chuyển dịch của thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2018 cũng như những năm tới?

Năm 2017, XK đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ ước đạt đạt 3,267 tỷ USD, tăng 16% và chiếm gần 43% tổng kim ngạch XK. Việc thị trường Hoa Kỳ có sự tăng trưởng mạnh về XK có lý do chính do Trung Quốc bị áp thuế bán phá giá đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ (với mức thuế là 20%) đến năm 2020 nên các DN Trung Quốc đã bỏ các đơn hàng tại thị trường Hoa Kỳ. Đây là cơ hội rất lớn cho đồ gỗ Việt Nam tại thị trường này trong những năm tới.

Hàn Quốc cũng đang là thị trường XK rất có triển vọng của Việt Nam trong những năm tới, khi mà năm 2017, kim ngạch XK đồ gỗ của Việt Nam sang nước này đã đạt 665 triệu USD, tăng tới 15,89% (hơn cả thị trường Hoa Kỳ). Lý do chính là nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có hiệu lực nên các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ vào Hàn Quốc đều có mức thuế suất bằng 0%.

17-22-55_go4
XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có triển vọng nâng kim ngạch lên 15 - 20 tỉ USD trong tương lai

Đối với thị trường Trung Quốc, XNK hai chiều giữa hai quốc gia hiện lên tới trên 1 tỉ USD, trong đó kim ngạch NK từ Việt Nam chiếm khoảng 30%. Trong năm 2017, lượng ván từ Trung Quốc NK vào Việt Nam tăng mạnh, nguyên nhân chính là để đáp ứng nhu cầu SX của các DN trong nước, riêng lượng gỗ tròn, gỗ xẻ NK từ thị trường này cũng tăng mạnh. Đây là dấu hiệu bất thường cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ để tránh việc các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển dịch NM sang Việt Nam nhằm tránh thuế bán phá giá mà họ đang gặp phải.

Ngoài ra, một số thị trường khác như Nhật Bản, EU cũng đang rất tốt. Cụ thể năm 2017, XK đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,022 tỷ USD, tăng 4,37%, chiếm 13,35% tổng kim ngạch XK (trong khi đó các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ NK từ Nhật Bản về Việt Nam chỉ khoảng dưới 10 triệu USD/năm).

Theo đánh giá của các chuyên gia, cùng với việc các nhà NK lớn (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc) chuyển hướng chiến lược đa dạng hóa thị trường NK đồ gỗ, nếu Việt Nam có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả thì các nhóm mặt hàng này của Việt Nam có thể XK đạt từ 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới.

Xin cảm ơn ông!

Để đạt mục tiêu 4 tỷ USD tiêu thụ nội địa và 10 tỷ USD xuất khẩu vào năm 2020, ngành Lâm nghiệp sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm: Một là đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn nhằm hạn chế gỗ NK. Hai là nhân rộng các mô hình liên kết giữa người trồng rừng và DN để đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp trong nước, vừa tăng giá trị gia tăng, giảm chi phí giá thành cho sản phẩm. Ba là tăng cường hỗ trợ cho các DN tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại, quảng bá cho ngành gỗ trên phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ tìm hiểu thông tin thị trường, các qui định pháp lý về gỗ hợp pháp của các quốc gia, nâng cao năng lực cho DN về quản lý chuỗi cung, và truy xuất nguồn gốc gỗ, phân loại DN...

Bên cạnh đó, sẽ đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiệp định VPA/FLEGT với EU, tiến hành đàm phán về gỗ hợp pháp với Úc và Hàn Quốc để hai bên công nhận lẫn nhau; ký kết Biên bản ghi nhớ với Nga về thúc đẩy thị trường xuất nhập khẩu; đẩy nhanh việc phân loại DN để tiến hành xác minh XK, hỗ trợ các DN đáp ứng qui định về gỗ hợp pháp ở các thị trường XK có quy định nghiêm ngặt về giải trình nguồn gốc.

Ông Nguyễn Quốc Trị

 

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.