| Hotline: 0983.970.780

Trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long năm 2024

Thứ Ba 07/05/2024 , 13:38 (GMT+7)

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất so với các vùng khác.

Theo Cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT, các nghiên cứu cho thấy, trong 30 năm qua, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, đỉnh triều tăng nhiều hơn chân triều, dẫn đến năng lượng dòng triều tăng. Toàn vùng có 17 cửa sông với tổng chiều rộng khoảng 25km, dẫn đến sự trao đổi nước từ biển vào đã và tiếp tục gia tăng từ 25% đến 65%, làm cho diện tích bị ngập triều và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, việc tiêu thoát nước cũng khó khăn, dẫn đến tăng diện tích ngập do lũ, do triều và kéo dài thời gian ngập. Theo các kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng ven biển ĐBSCL sẽ là 30cm năm 2050 và 75cm vào năm 2100. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng sâu vào đồng bằng do sự hạ thấp đồng bằng và biên độ triều lớn.

Hệ thống công trình cống đập Ba Lai - một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa vùng Bắc Bến Tre. Ảnh: Kim Anh.

Hệ thống công trình cống đập Ba Lai - một trong 9 hạng mục của dự án ngọt hóa vùng Bắc Bến Tre. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài ra, do tác động của biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết dị thường, cực đoan như bão lớn, siêu bão xuất hiện nhiều hơn, có thể gây ra những tổn thất khó lường. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người dân, ổn định đới bờ, phòng chống sạt lở, nhưng đã bị giảm tới 80% diện tích trong 50 năm qua.

Theo số liệu của Ủy hội Sông Mekong Quốc tế, đến năm 2024, các quốc gia đã xây dựng được 128 hồ (13 hồ trên dòng chính, 115 hồ trên dòng nhánh) với dung tích hữu ích khoảng 88 tỷ m3, dự kiến tăng lên 90 - 95 tỷ m3 vào năm 2030 và sẽ đạt 120 tỷ m3 khi hoàn thành 231 hồ (31 hồ trên dòng chính, 200 hồ trên dòng nhánh). Dòng chảy toàn mùa kiệt sẽ tăng, nhưng biến đổi bất lợi về quy luật gây tác động cực đoan, đầu mùa lại có xu thế giảm, do đó xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn.

Theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến năm 2017 diện tích gieo trồng lúa ở ĐBSCL đã tăng từ 3,19 triệu ha lên 4,19 triệu ha, nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,29 triệu ha lên 0,8 triệu ha, cây ăn quả tăng từ 0,18 triệu ha lên 0,33 triệu ha đã làm gia tăng nhu cầu nước tưới.

Việc gia tăng nhu cầu dùng nước dẫn đến áp lực tăng yêu cầu phục vụ của các công trình thủy lợi, khi công trình thủy lợi không đáp ứng đủ dẫn đến việc khai thác nước ngầm quá mức và hệ lụy là tình trạng hạ thấp mực nước ngầm và lún sụt đất nền.

Lún sụt đất nền là nguyên nhân dẫn đến gia tăng mức độ ngập (lũ, triều) và xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong mùa khô mang đặc tính của vùng, thường xuyên xảy ra nên đã có các giải pháp thích ứng được thực hiện, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh trong thời gian trước đây.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang triển khai thực hiện rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2024. Kim Anh.

Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang triển khai thực hiện rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2024. Kim Anh.

Việc đảm bảo toàn bộ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch trong điều kiện biến đổi khí hậu là một thách thức không nhỏ, đặc biệt trong mùa khô, nguồn nước ngọt hạn chế, xâm nhập mặn sâu và kéo dài trong khi nguồn lực hạn chế, nhiều công trình cấp nước đã xuống cấp, năng lực cấp nước hạn chế, dân cư sống phân tán, không tập trung...

Ông Nguyễn Hồng Khanh - Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết, để giải quyết nhu cầu cấp thiết về ngập úng, lũ lụt và những thách thức từ biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã phê duyệt nhiều dự án quy hoạch. Hiện nay, đang triển khai thực hiện rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2024. Ngoài ra, công trình thủy lợi trước đây chủ yếu được thiết kế để tưới lúa, nay trước yêu cầu phục vụ nguồn nước đa mục tiêu (lúa, thủy sản, trái cây, nước sinh hoạt) dẫn đến chưa thay đổi kịp về công năng, làm hiệu quả phục vụ chưa cao.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng

Ngày 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào 'Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi'.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.