| Hotline: 0983.970.780

Trồng bí 'sợi mì' độc và lạ, nhà vườn Đà Lạt kiếm bộn tiền

Thứ Bảy 27/05/2023 , 08:39 (GMT+7)

Bí 'sợi mì' độc, lạ được một hợp tác xã ở Đà Lạt đưa vào sản xuất theo hướng hữu cơ. Mỗi quả có giá 150.000 đồng, không đủ hàng để bán.

Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang liên kết với các hộ dân sản xuất khoảng 1,7ha bí 'sợi mì' để đảm bảo nguồn sản phẩm cung ứng cho thị trường. 

Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt (xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang liên kết với các hộ dân sản xuất khoảng 1,7ha bí "sợi mì" để đảm bảo nguồn sản phẩm cung ứng cho thị trường. 

Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt cho biết, năm 2019, trong một lần lên mạng xã hội xem các thông tin về nông nghiệp, chị thấy người nước ngoài trồng giống bí độc, lạ, phần ruột bên trong như những sợi mì nên tìm tòi, nghiên cứu để sản xuất.   

Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt cho biết, năm 2019, trong một lần lên mạng xã hội xem các thông tin về nông nghiệp, chị thấy người nước ngoài trồng giống bí độc, lạ, phần ruột bên trong như những sợi mì nên tìm tòi, nghiên cứu để sản xuất.   

Trong năm 2019, sau khi nhờ người quen mua hạt giống từ Nhật Bản, chị Lương Thị Yến Vân tổ chức ươm và trồng thử trên diện tích 1.000m2 vườn.

Trong năm 2019, sau khi nhờ người quen mua hạt giống từ Nhật Bản, chị Lương Thị Yến Vân tổ chức ươm và trồng thử trên diện tích 1.000m2 vườn.

'Bí 'sợi mì' thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt nên cây sinh trưởng nhanh, cho trái đẹp, đặc biệt khi nấu chín có mùi rất thơm, vị ngọt. Mùa vụ thứ 2, tôi quyết định mở rộng diện tích lên 2.000m2 và phát triển thị trường. Đến nay, tôi đã liên kết với các hộ dân, phát triển mô hình với tổng diện tích 1,7ha', chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt chia sẻ.

"Bí "sợi mì" thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt nên cây sinh trưởng nhanh, cho trái đẹp, đặc biệt khi nấu chín có mùi rất thơm, vị ngọt. Mùa vụ thứ 2, tôi quyết định mở rộng diện tích lên 2.000m2 và phát triển thị trường. Đến nay, tôi đã liên kết với các hộ dân, phát triển mô hình với tổng diện tích 1,7ha", chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt chia sẻ.

Hiện nay, HTX Vườn nhà Đà Lạt đang sản xuất bí 'sợi mì' theo hướng hữu cơ. Toàn bộ diện tích bí được trồng trong các nhà kính và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

Hiện nay, HTX Vườn nhà Đà Lạt đang sản xuất bí "sợi mì" theo hướng hữu cơ. Toàn bộ diện tích bí được trồng trong các nhà kính và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

Ở các vườn bí 'sợi mì', chủ mô hình tổ chức lắp đặt các loại bẫy, bả để diệt côn trùng, sâu gây hại. Ngoài ra các loài thiên địch tự nhiên cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần bảo vệ cây trồng. 

Ở các vườn bí "sợi mì", chủ mô hình tổ chức lắp đặt các loại bẫy, bả để diệt côn trùng, sâu gây hại. Ngoài ra các loài thiên địch tự nhiên cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần bảo vệ cây trồng. 

Để sản xuất bí 'sợi mì' hiệu quả, Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt tổ chức trồng theo luống dài với hệ thống giàn lưới vuông góc với nền vườn.  

Để sản xuất bí "sợi mì" hiệu quả, Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt tổ chức trồng theo luống dài với hệ thống giàn lưới vuông góc với nền vườn.  

Chị Lương Thị Yến Vân cho biết: 'Ươm giống khoảng 20 ngày là có thể đưa ra trồng và khoảng 2,5 tháng sau là có thể thu hoạch. Bí 'sợi mì' cho thu hoạch lai rai liên tiếp trong khoảng thời gian 3 tháng. Trọng lượng mỗi quả đạt từ 0,8 - 1,5kg'. 

Chị Lương Thị Yến Vân cho biết: "Ươm giống khoảng 20 ngày là có thể đưa ra trồng và khoảng 2,5 tháng sau là có thể thu hoạch. Bí "sợi mì" cho thu hoạch lai rai liên tiếp trong khoảng thời gian 3 tháng. Trọng lượng mỗi quả đạt từ 0,8 - 1,5kg". 

Hiện nay, bí 'sợi mì' được Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt sản xuất theo hướng hữu cơ và sản xuất quanh năm. Về những rủi ro do dịch bệnh, chị Lương Thị Yến Vân cho biết, bí thường xuyên xuất hiện bệnh phấn trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh này ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên không đáng lo ngại.

Hiện nay, bí "sợi mì" được Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt sản xuất theo hướng hữu cơ và sản xuất quanh năm. Về những rủi ro do dịch bệnh, chị Lương Thị Yến Vân cho biết, bí thường xuyên xuất hiện bệnh phấn trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh này ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên không đáng lo ngại.

Việc sản xuất bí 'sợi mì' của HTX Vườn nhà Đà Lạt hiện nay được thực hiện theo hợp đồng với các đối tác trên toàn quốc, mức giá từ 120.000 - 150.000 đồng/quả.

Việc sản xuất bí "sợi mì" của HTX Vườn nhà Đà Lạt hiện nay được thực hiện theo hợp đồng với các đối tác trên toàn quốc, mức giá từ 120.000 - 150.000 đồng/quả.

'Mỗi ngày, HTX đáp ứng khoảng 300kg sản phẩm cho các đối tác. Thị trường sỉ và lẻ bên ngoài đang có nhu cầu rất lớn nhưng chúng tôi không đủ nguồn hàng cung cấp', chị Vân thổ lộ.

"Mỗi ngày, HTX đáp ứng khoảng 300kg sản phẩm cho các đối tác. Thị trường sỉ và lẻ bên ngoài đang có nhu cầu rất lớn nhưng chúng tôi không đủ nguồn hàng cung cấp", chị Vân thổ lộ.

Đối với bí 'sợi mì', khách hàng có thể rửa sạch và luộc, hấp hoặc cho vào lò vi sóng để nướng. Khi bí chín, phần ruột bên trong có thể kéo ra thành những sợi dài như sợi mì với mùi vị thơm ngon.

Đối với bí "sợi mì", khách hàng có thể rửa sạch và luộc, hấp hoặc cho vào lò vi sóng để nướng. Khi bí chín, phần ruột bên trong có thể kéo ra thành những sợi dài như sợi mì với mùi vị thơm ngon.

Sợi bí giòn, ngọt nên có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác theo sở thích.

Sợi bí giòn, ngọt nên có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác theo sở thích.

Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc HTX Vườn nhà Đà Lạt cho hay, bí 'sợi mì' dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao nên thời gian tới HTX sẽ mở rộng diện tích lên gấp 10 lần để đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường. HTX cũng tập trung sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc HTX Vườn nhà Đà Lạt cho hay, bí "sợi mì" dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao nên thời gian tới HTX sẽ mở rộng diện tích lên gấp 10 lần để đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường. HTX cũng tập trung sản xuất hữu cơ để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Ảnh 08:36

Lấy cảm hứng từ biểu tượng Thành cổ Quảng Trị và chim bồ câu mang khát vọng hòa bình, huy chương được trau chuốt với nét thẩm mỹ đậm văn hóa, tinh thần dân tộc.

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Ảnh 09:50

Được bao phủ bởi không gian xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất Đà Lạt giữa TP.HCM là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Xem thêm