| Hotline: 0983.970.780

Trồng chanh dây, mô hình làm nông nghiệp siêu lợi nhuận

Thứ Ba 12/01/2016 , 06:16 (GMT+7)

Nhiều năm nay, hàng ngàn bà con nông dân một số tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông... trồng chanh dây cho thu nhập “siêu lợi nhuận”.

Tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng, cây chanh dây được bà con nông dân hồ hởi trồng chủ yếu là loại giống nhập khẩu từ Đài Loan. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 - 100 tấn/ha/năm, với giá cả thị trường từ 15.000 - 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 - 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.

Với việc trồng chanh dây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và chu kỳ từ khi trồng đến khai thác xong không vượt quá 2 năm, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nhất là với những địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Để đưa cây chanh dây trở thành cây trồng chủ lực và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu đi thị trường châu Âu, hơn 5 năm trở lại đây Cty CP Nông nghiệp Đông Phương – TP.HCM đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với bà con nông dân nhằm chuyển giao giống, kỹ thuật giúp bà con nông dân canh tác loại giống chanh dây nhập khẩu từ Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả kinh tế từ cây chanh dây ngày một rõ nét đối với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ dân khu vực Tây Nguyên. (Hình ảnh: Thu hoạch chanh dây)

Tại Đắk Nông, công ty liên kết bao tiêu khoảng gần 100 ha chanh dây tím nhập khẩu từ Đài Loan, được phân bố ở các huyện Đắk R'lấp, Krông Nô, Đắk Glong, Chư Jút, thị xã Gia Nghĩa...

Chi chi phí đầu tư cho một ha chanh dây khoảng 70 - 100triệu đồng gồm tiền mua giống, kẽm gai, trụ... để làm giàn và công chăm sóc cũng khá đơn giản chỉ cần chăm chỉ thăm nom, nếu thấy xuất hiện sâu bệnh thì xử lý kịp thời để phòng trừ và sau trồng 5-7 tháng là bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân khoảng 70 - 100 tấn một ha. Có hộ chăm sóc tốt còn đạt năng suất lên tới gần 130 tấn/ha.

Khuyến cáo với bà con nông dân: Rủi ro tiềm ẩn!!

Chia sẻ kinh nghiệm của Ths.Trần Văn An - Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm giống chanh dây thuộc Cty CP Nông nghiệp Đông Phương cho rằng: “Hiện nay, trồng chanh dây đang hấp dẫn nhiều hộ nông dân ở Đắk Nông, Gia lai, Lâm Đồng,  do hiệu quả kinh tế rất cao . Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân có ý định trồng chanh dây hoặc đang trồng cần phải lưu ý những vấn đề như “chọn đúng giống, phát hiện sâu bệnh kịp thời , thị trường tiêu thụ và chế biến”.

Bài học làm kinh nghiệm:

“Vào năm 2010 nhiều người trồng chanh dây ở các địa phương đã chạy đôn, chạy đáo mua các loại thuốc về phun trên cây, lá, xịt xuống gốc nhưng dịch bệnh vẫn không hết. Vì vậy, nhiều vườn chanh dây đang xanh tốt thì bị nhiễm bệnh lá chuyển sang màu vàng rồi rụng dần cả lá lẫn trái và chết toàn bộ, nhất là những vùng trước đây đã trồng chanh dây nhưng xử lý đất chưa kỹ, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người trồng chanh dây. Nhiều hộ dân đã thiệt hại nặng nề, có hộ đã phá sản vì cây chanh dây.


(Hình ảnh dịch bệnh tràn lan)

Nguyên nhân chủ yếu do việc trồng ồ ạt. Nhiều đơn vị, hộ dân tự ý cấy ghép, nhân giống không thông qua đơn vị kiếm soát, bán giống để kiếm lời trước mắt. Bà con nông dân ham rẻ mua phải những cây bị bệnh mà không biết. Diện tích trồng chanh dây tự phát và vượt quá mức kiểm soát, giống cây trồng không bảo đảm chất lượng … Hơn nữa đa số các hộ dân tự phát trồng đều không qua lớp tập huấn kĩ thuật nào, chỉ là dân “tay ngang” thấy người khác trồng có hiệu quả thì làm theo, vườn chanh dây không mắc bệnh cũng sẽ chậm phát triển, năng suất khó đạt như mong muốn”.

Trước thực trạng chanh dây đang được bà con nông dân trồng trở lại. Tránh tình trạng chặt trồng, trồng chặt đã là điệp khúc khi đề cập đến một số cây trồng khác, hay hạn chế dịch sâu, bệnh hại.

Vì vậy, bà con nông dân cũng cần tìm hiểu cặn kẻ trước khi đầu tư , đặc biệt: Chọn giống và nguồn gốc giống là rất cần thiết, phải thường xuyên hiễm tra và phát hiện kịp thời sâu hại , bệnh hại để xử lý kịp thời,..

Để giúp bà con nông dân giảm thiệt hại do sử dụng giống không đúng nguồn gốc, phát hiện kịp thời sâu hại, bệnh hại gây ra, ..Nhằm tăng năng suất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Phương xin thông báo khuyến cáo đến bà con nông dân trồng chanh dây về quy trình canh tác kiểm soát sâu hại bệnh hại trên cây chanh dây giúp bà con nông dân trồng chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất sau đây:

Thông báo bệnh hại trên cây chanh dây (Lạc Tiên)

Đặc điểm giống chanh dây trái tím – Đài nông 1:

- Tên khoa học: Passiflora edulisSims,  Passifloraceae, Violales, Passiflora.

- Tên thường gọi bằng tiếng Anh: passion fruit seed plant.

- Phương pháp nhân giống: Ghép cành.

“Giống chanh dây Đài Nông 1” được chiết ghép từ nguồn cây giống đầu dòng đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Toàn bộ cây trước khi nhập khẩu vào Việt nao đã được kiểm tra dịch hại, chất lượng cửa Bộ Nông Nghiệp Đài Loan và Chi cục Kiểm Dịch Thực Vật tại Việt Nam rất gắt gao. Nên loại giống này không có nguy cơ mang theo mầm bệnh hay cây kém chất lượng.

Một số hình ảnh minh họa giống chanh dây tím nhập khẩu Đài Loan:

Một số dịch bệnh phát hiện trên cây chanh dây tại một số vùng trồng chanh dây ở Đăk Nông, Gia Lai từ 2013 – 2015:

I. Bệnh do virus gây ra

Trên cây chanh dây có nhiều loại bệnh do virus gây ra (trên 16 loại), tuy nhiên hiện nay chủ yếu bị nhiễm 03 loại virus sau đây:

1. Bệnh cứng trái (hóa bần vỏ trái)

- Tác nhân: do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra.

- Triệu chứng:

Có sự biến động rất lớn về triệu chứng do PWV gây ra trên cây chanh dây và tùy thuộc vào mùa vụ cũng có sự khác nhau trong cách thể hiện triệu chứngCó 13 loại triệu chứng do PWV gây ra trên chanh dây bao gồm: trái bất bình thường, lốm đốm điển hình trên lá, lốm đốm vàng, chùn đọt, từng mảng trong suốt, đốm vòng trên lá, đốm vòng trên trái, chấm nhỏ trên trái, dạng lá dương sĩ,vàng chóp lá, lốm đốm trên cuống, phình to dây.


Triệu chứng bệnh hóa bần do virus PWV trên quả và lá

Truyền bệnh:

Bệnh này có thể lan truyền cơ giới qua chủng nhân tạo, truyền qua chiết ghép, truyền qua dụng cụ làm vườn nhưng không lan truyền qua hạt.

Trung gian truyền bệnh:

Bệnh này có thể lan truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphisgossypii và Aphis fabae dưới hình thức lan truyền không bền vững.

Biện pháp quản lý:

- Sử dụng cây giống sạch bệnh từ đơn vị sản xuất có uy tín thông qua ghép từ mắt ghéo, gốc ghép sạch bệnh được nhân trong nhà lưới chống côn trùng.

- Chủng vaccine với dòng nhẹ (đang được chọn lọc)

- Hạn chế sự lan truyền qua dụng cụ làm vườn, trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.

- Tránh, hạn chế lây lan qua rầy mềm bằng cách kiểm soát rầy mềm qua các đợt đọt non

+ Sử dụng bẫy màu vàng để dự báo côn trùng chích hút, để phun xịt kịp thời.

+ Sử dụng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn: Confidor, Admire,… thuộc nhóm Imidichloride theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì

+ Sử dụng thuốc trừ sâu khác như Applaud, Trebon, Bassa, v.v.

+ Giai đoạn cây con nên bảo vệ trong vải mùng trắng (trong) cho từng cây hoặc lưới chuyên dụng chống côn trùng xâm nhập hoặc trồng trong nhà lưới (Đài Loan).

+ Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy mềm như cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và dưa chuột. Hạn chế trồng cây trên nền đất đã được trồng những cây này ít nhất trong 03 tháng.

+ Nếu có điều kiện sử dụng ong ký sinh hoặc côn trùng ăn mồi.

- Vệ sinh vườn trồng, cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiềuđạm nhất là trong mùa mưa.

2. Bệnh quăn lá

- Tác nhân: do PLCV virus (Papaya leaf curl virus) gây hại.

- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện với triệu chứng điển hình là lá bị quan queo rất nặng, lá nhăn nheo và biến dạng, chiều dài lá, lóng thân bị ngắn lại. Lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong. Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá trên cây bị bệnh có màu xanh đậm, trở nên dầy hơn và giòn.


- Trung gian truyền bệnhBệnh lan truyền qua rầy phấn trắng (white fly) Bemisia tabacii.

- Biện pháp quản lý:

- Sử dụng cây giống sạch bệnh

- Nhổ bỏ triệt để cây bệnh trên vườn

- Treo bẫy dính màu vàng trong vườn để bắt rầy phấn trắng và dự báo.

- Sử dụng thuốc trừ sâu nhóm Monocrotophos như: Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD,
theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì, hay nhóm Imidachlorid như Confidor, Admire hay Chess hoặc Oshin.

- Giai đoạn cây con nên bảo vệ trong vải mùng trắng (trong) cho từng cây hoặc trồng trong nhà lưới (Đài Loan).

- Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hay cây thuốc họ bầu bí khác.

- Nên dọn sạch cỏ trên vườn, tránh tạo điều kiện cho cây ký chủ của rầy trắng phát triển.

3. Bệnh quăn lá Euphorbia Leaf Curl virus

Nhiễm chanh dây có cùng nhóm virus với PLCV và trung gian truyền bệnh nên biện pháp quản lý giống nhau.

II. Bệnh do vi khuẩn gây ra: 

2.1. Bệnh đốm dầu do vi khuẩn (Pseudomonas passiflorae)

- Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ mầu ôliu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá, trên thân còn non, dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng,có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây. Những dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, màu xanh tối, vết bệnh phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô.

2.2. Bệnh héo rũ vi khuẩn: (Pseudomnas syringae)

- Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomnas syringae gây ra.

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Loài vi khuẩn này có mối liên hệ mật thiết đối với mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh đốm dầu. Triệu chứng của 2 loại bệnh này tương tự nhau, và cách thức phòng trừ cũng giống nhau. Nếu quản lý tốt bệnh đốm dầu thì bệnh héo vi khuẩn sẽ ít có khả năng xuất hiện. Triệu chứng bệnh do vi khuẩn Pseudomnas syringae gây hại trên quả

- Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác:

+ Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.

+ Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học Bio-Gavi: trộn với đất trong hố trồng để ngăn ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại nói trên.

+ Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhỏ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

- Biện pháp hoá học: Tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất: Copper hydroxide, Copper Oxychloride +Kasugamycin, Copper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8%,Ningnanmycin phun xịt khi cây chớm bệnh.

III. Bệnh hại do nấm gây ra:

3.1. Bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae)

- Tác nhân: do nấm Alternaria passiflorae gây ra. 

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả, xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè. Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá (do bị tổn thương cơ giới, cây bị chảy nhựa).

Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm. Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng. Triệu chứng bệnh đốm nâu (Alternaria passiflorae) gây hại trên quả và lá chanh dây Triệu chứng bệnh bả trầu (Alternaria alternata) trên quả và lá


- Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil GoldÒ 68WP); Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate - Methyl (Topsin M 70WP) để phòng trừ. Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

3.2. Bệnh đốm xám: (Septoria passiflorae)

- Tác nhân: do nấm Septoria passiflorae gây ra.

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả, gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu. Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng. Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Nhưng có đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh đầu tiên cũng là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả. Triệu chứng bệnh đốm xám (Septoria passiflorae) trên quả

- Biện pháp quản lý:

- Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC); Mancozeb + Metalaxyl – M (Ridomil GoldÒ 68WP); Carbendazim (Carbenvil 50SC); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WP).

3.3. Bệnh thối hạch: (Sclerotinia sclerotiorum)

- Tác nhân: do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra.

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên thân, vết bệnh lan rộng làm bong lớp vỏ, làm gãy đổ chồi non. Các hạch nấm màu đen, cứng hình thành là nguyên nhân làm cho bệnh lây lan từ vụ này qua vụ khác và thường ảnh hưởng đến chồi ngọn. Loài nấm này cũng có thể gây hại trên trái, vết bệnh lan nhanh và có màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ trái, cuối cùng trên trái sẽ hình thành các hạch nấm màu đen có nhìn thấy bằng mắt thường, lúc này trái sẽ bị rụng. Bệnh này phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ từ 15 -200C. Triệu chứng bệnh thối hạch (Sclerotinia sclerotiorum) trên quả

- Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh. Trồng mật độ hợp lý, tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong đất.

- Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc có hoạt chất Iprodione, Trichoderma spp. ( loại chế phẩm có hiệu quả nhất hiện nay do Trung Tâm CNSH CTY CP NN Đông Phương sản xuất : Bio –GAVI).

3.4. Bệnh héo rũ: (Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii)

- Tác nhân: do nhiều tác nhân (nấm Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhanh, vết bệnh có thể xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống và chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể truyền được từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây.

- Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác: Hạn chế việc tạo vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Phòng trừ tốt các loại bệnh do nấm và các loài sên nhớt. Phần gốc cây cần được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ và đặt các viên thuốc để dẫn dụ sên nhớt đến tiêu diệt. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận, đem phơi khô và đốt.

- Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma 3,2 x 109 bao tử/g sử dụng 3kg/1000m2 trộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất.

3.5. Bệnh thối rễ:

- Tác nhân: do nhiều tác nhân như: Phytophthora cinnamomi, Phytophthora megasperma, Fusarium.

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Triệu chứng bệnh thối rễ (Fusarium sp.) trên rễ .

Gây ra bởi Phytophthoracinnamomi thường hoạt động vào mùa hè và mùa thu và Phytophthoramegasperma thường hoạt động mùa xuân. Cả 2 loại nấm này đều tấn công trên cây trưởng thành ngoài vườn lẫn trong vườn ươm gây chết cây, nhưng tác hại chính của chúng là nguyên nhân mở đường cho sự tấn công của nấm Fusarium và chết cây do thối ngọn.

Phytophthora cinnamomi là một loại nấm rễ gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết đối với nhiều loài thực vật. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ký sinh trên rễ và mô thân gần gốc. Bệnh làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở việc vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Trên cây trưởng thành xuất hiện các triệu chứng cháy lá. Lá chuyển sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu đồng. Trên trái xuất hiện các vết bệnh lớn, màu xám. Hoa và trái xanh của cây bệnh rất dễ bị rụng.

- Biện pháp quản lý:

Điều chỉnh chế độ tưới nước cho phù hợp cũng là biện pháp để giảm sự tấn công của bệnh. Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Thuốc gốc đồng, Fosetum aluminium,...

IV. Tuyến trùng:

Chanh dây có 4 loài tuyến trùng gây hại gồm Pratylenchus sp., Scutellonema truncatum, Helicotylenchus sp., Meloidogyne javanica.
Tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi. Cả 4 loài tuyến trùng đều tấn công bộ phận rễ cây chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương cơ giới, hệ thống mạch dẫn của rễ như hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng. Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống, tuyến trùng tấn công vào rễ làm cho bộ rễ phình to lên sẽ làm tắc hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng sẽ làm cho cây Chanh dây héo một cách bất thường, làm lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước.

Biện pháp quản lý:

- Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng, ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây.

- Biện pháp hóa học: Trước khi trồng khoảng 3-5 ngày, bà con nông dân nên xử lý hố trồng thật kỹ bằng cách dùng chế phẩm sinh học BIO- Gavi do CTY CP Nông Nghiệp Đông Phương sản xuất để xử lý đất. Ngoài ra, trong quá trình trồng nếu phát hiện cây bị bệnh có thể dùng một trông các chất sau để xử lý gốc: Carbosunfan, Ethoprophos xử lý theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.

Trên đây là một số bệnh chủ yếu đang xuất hiện tại khu vực Đak Nong, Gia Lai, Lâm Đồng ,..Bà con nông dân lưu ý!

Mọi chi tiết cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống cây trồng xin liên hệ:

CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG

Địa chỉ: 129 Đường số 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 08.62957936 – 08.62957935 ; Fax: 08.62957935

Di động hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: 0908005554 – 0938702006

Website: www.tuvannongnghiep.com

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Trường Sơn Bio tái tạo nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

ĐBSCL Mục tiêu của TSBIO giúp tái sinh nền đất, cải tạo môi trường nông nghiệp, sản sinh ra các sản phâm nông nghiệp hữu cơ, không còn tồn dư của các loại thuốc BVTV.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất