| Hotline: 0983.970.780

Truân chuyên nghề muối xứ Thanh

Thứ Hai 10/12/2012 , 14:02 (GMT+7)

Thanh Hoá hiện có 291 ha đất làm muối với 6.883 lao động nghề muối; giá trị SX diêm nghiệp chiếm 12,8% cơ cấu ngành nông nghiệp.

Thanh Hoá hiện có 291 ha đất làm muối với 6.883 lao động nghề muối; giá trị SX diêm nghiệp chiếm 12,8% cơ cấu ngành nông nghiệp. Hàng năm diêm dân SX và cung ứng từ 16.000 - 25.000 tấn muối cho tiêu dùng, chế biến; xuất khẩu 500 - 1.000 tấn và cung cấp cho đồng bào miền núi 1.000 - 2.000 tấn.

3 khó

Nếu nhìn tổng thể có lẽ làm muối là nghề khó khăn và vất vả nhất của nhà nông. Diêm dân đang phải đối mặt với 3 vấn đề lớn, đó là yếu thế nhất, khó khăn nhất và thu nhập thấp nhất.

Yếu thế nhất, bởi trong các tầng lớp nhân dân nó chỉ được xem như bộ phận SX nhỏ ở từng xã, diện tích ngày càng thu hẹp (chỉ chiếm khoảng 10 -16% tổng đất nông nghiệp ở từng xã). Giá trị SX chỉ chiếm khoảng từ 2 - 3% tổng GDP toàn xã và chiếm khoảng 0,1 - 0,5% cơ cấu trong lĩnh vực thuỷ sản, diêm nghiệp; trong khi đó lực lượng SX lại đông (chiếm từ 25 - 28% lao động ở xã) và trên 40% là hộ nghèo. So sánh là khập khiễng nhưng quả thực tình hình SX và đời sống của diêm dân không kém gì bà con các dân tộc ở miền núi.

Khó khăn nhất, bởi SX phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, mỗi năm chỉ SX được từ 4 - 5 tháng và cũng chỉ làm vào những ngày nắng, điều kiện làm việc thì vất vả nặng nhọc, lao động thủ công là chính. SX đã khó khăn, tiêu thụ sản phẩm lại càng khó khăn hơn.

Các DN, HTX chế biến, kinh doanh muối trên địa bàn chưa thể hiện được vai trò nòng cốt trong tiêu thụ sản phẩm cho dân. Hàng năm chỉ thu mua được khoảng 8% sản lượng muối diêm dân làm ra, phần lớn còn lại diêm dân tự bán cho các đầu nậu tư thương nên bị ép giá. Đã có không ít vụ muối, diêm dân đã lao đao và khóc ròng theo giá trong cái mặn chát của muối.

Cơ quan quản lý Nhà nước không thể dùng các biện pháp hành chính để can thiệp vào quá trình SXKD của DN. Chính vì vậy hàng năm tình trạng “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa” vẫn xảy ra và gây khó khăn không chỉ cho diêm dân mà còn làm cho cơ quan Nhà nước lúng túng trong xử lý.


Dẫu được đầu tư nhưng hiệu quả SX muối vẫn thấp

Diêm dân có thu nhập thấp nhất, bởi theo thống kê tại Thanh Hóa, thu nhập bình quân của người làm muối chỉ đạt 370.000 đ/người/tháng, chỉ bằng khoảng 41% thu nhập của ngành nông nghiệp khác và bằng 30% thu nhập so với các hộ chế biến thủy sản trên cùng địa bàn.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nghề muối. Giai đoạn 2006 - 2010 Thanh Hoá đã triển khai một số chương trình dự án và cơ chế chính sách để hỗ trợ diêm dân như: Đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương đồng muối xã Hải Châu (huyện Tĩnh Gia); nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối các xã Hòa Lộc, Hải Lộc (huyện Hậu Lộc); triển khai thực hiện đề án thu mua và cung ứng muối I ốt của Bộ NN-PTNT, áp dụng TBKT... song hiệu quả của các cơ chế chính sách, chương trình dự án còn hạn chế, chưa có tác động làm thay đổi lớn.

Diêm dân quá nghèo

Dù là nghề rất khó khăn song thực tế diêm dân vẫn làm muối và cũng không thể bỏ nghề muối. Có nhiều nguyên nhân song có thể nhận diện rõ nhất những vấn đề căn bản:

Một là, tại 6 xã vùng muối của tỉnh, diện tích SX muối chiếm 15,67% đất nông nghiệp. Trong 56 thôn thì có 31 thôn làm muối và cũng chỉ thuần về nghề muối không có nghề phụ khác. Nếu bỏ nghề muối thì 6.883 lao động nghề muối cũng không biết làm nghề gì. Hoặc có chuyển đổi từ nghề muối sang trồng trọt hay nuôi trồng thuỷ sản thì cũng là một việc khó, do suất đầu tư khá cao nhưng hiệu quả sẽ thấp, nhất là trong điều kiện diêm dân còn quá nghèo.

Hai là, trong điều kiện lao động nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (trên 56%); riêng vùng biển Thanh Hóa còn chiếm tỷ lệ trên 70%, việc mở mang ngành nghề còn khó khăn, trong khi đó nghề muối là nghề truyền thống tại sao chúng ta không duy trì nâng nó lên để tận dụng lao động thời vụ lúc nông nhàn nhằm khai thác tiềm năng ở các địa phương?

Ba là, nghề muối nếu được quan tâm đúng mức và có một cơ chế về đầu tư bao gồm cả TBKT thì làm muối vẫn là nghề cần thiết và có hiệu quả, bổ sung thu nhập đáng kể cho diêm dân.

Dẫu rằng muối rất "mặn và chát" song diêm dân vẫn phải làm. Để nghề muối được cải thiện, cần phải được đối xử bình đẳng như các nghề khác của nhà nông trong việc tiếp cận các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, TBKT, vốn...

Về quy hoạch và cơ chế chính sách, cần rà soát ổn định ngay quy hoạch sử dụng đất để diêm dân yên tâm đầu tư cải tạo nội đồng. Nhà nước cần có những chính sách đặc thù riêng cho nghề muối, diêm dân được hưởng các chính sách như đối với các xã vùng miền núi theo Chương trình 135 của Chính phủ, nhất là chính sách tín dụng, chính sách trợ cước trợ giá, chính sách bình ổn giá, chính sách đào tạo nghề ..

Về lâu dài nghề muối phải được đầu tư công nghệ cao, trước mắt Nhà nước tạo điều kiện chuyển giao các TBKT vào SX, khuyến khích và tạo điều kiện cho diêm dân áp dụng các công nghệ đã được thử nghiệm như SX muối sạch bằng phương pháp trải bạt thay phương pháp phơi cát thủ công để tăng năng suất, chất lượng.

Về thị trường, trên cơ sở đề án thu mua muối và SX cung ứng I ốt theo Quyết định số 2227/QĐ-BNN-CB ngày 26/9/2011 của Bộ NN-PTNT, cần tổng kết lại để chỉ đạo các DN đầu mối phối hợp chặt chẽ với từng địa phương, triển khai thực hiện tốt việc thu mua đảm bảo cho diêm dân có lãi từ 20-30%.

(*): Tác giả hiện là PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.