| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn trong quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi

Thứ Bảy 05/04/2025 , 17:19 (GMT+7)

QUẢNG NAM Khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong chống khai thác IUU là quản lý nhóm tàu câu, chụp mực khơi có nguy cơ khai thác vượt ranh giới cho phép.

Hiện nay tỉnh Quảng Nam có 2.562 tàu cá đã đăng ký, trong đó 2.406 tàu được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, chiếm khoảng 94%. Có 584 tàu cá từ 15 mét trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình, đạt 99,7%, 2 tàu chưa lắp đặt do có công suất dưới 90 CV, không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để hoạt động khai thác vùng khơi.

Tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 2.500 tàu cá đã đăng ký theo quy định. Ảnh: L.K.

Tỉnh Quảng Nam hiện có hơn 2.500 tàu cá đã đăng ký theo quy định. Ảnh: L.K.

Thời gian qua, nhờ việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngư dân địa phương ngày càng có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định trong hoạt động đánh bắt cũng như thực hiện các thủ tục theo Luật Thủy sản.

Ngư dân Trần Văn Môn (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) - chủ tàu cá QNa 95579TS hành nghề câu mực khơi cho biết, từ khi EC phạt “thẻ vàng” thủy sản, giá trị hải sản đánh bắt được bị giảm hẳn do ách tắc xuất khẩu. Nhận thấy rõ điều này, ông rất mong muốn Quảng Nam cùng cả nước sớm gỡ “thẻ vàng” thủy sản để xuất khẩu ổn định, cá, mực được giá sau mỗi chuyến biển.

Theo ông Môn, những năm qua, nhờ được phổ biến các kiến thức về khai thác trên biển, ngư dân đã thực hiện nghiêm các quy định, nhất là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không đúng quy định (IUU). Nếu như trước đây, ngư dân ít quan tâm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá thì nay luôn tuân thủ quy định và đảm bảo thiết bị luôn hoạt động xuyên suốt trong mỗi chuyến biển.

“Trong việc vận hành thiết bị giám sát hành trình, tôi được ngành chức năng cảnh báo tín hiệu khi không may tàu câu mực đến sát vùng biển nước bạn, vùng biển tranh chấp. Tôi đều đặn ghi chép thời gian, tọa độ, sản lượng câu mực khơi mỗi ngày để nộp lại cho ngành chức năng khi tàu về cảng. Đồng thời trước mỗi chuyến ra khơi, tôi đều đến Văn phòng Kiểm soát nghề cá Quảng Nam để làm thủ tục xuất cảng theo quy định” ông Môn tâm sự.

Song song với việc tuyên truyền, tỉnh Quảng Nam cũng rất quyết liệt trong việc xử lý các tàu cá trong hoạt động khai thác vi phạm ranh giới cho phép trên biển hoặc mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động đánh bắt cũng như không đăng ký, đăng kiểm. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam, trong năm 2024, đơn vị và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xử phạt hành chính 128 vụ vi phạm IUU với tổng số tiền xử phạt hơn 2,4 tỷ đồng.

Tàu hành nghề câu mực khơi của tỉnh Quảng Nam là nhóm có nguy cơ cao vi phạm ranh giới khai thác hải sản. Ảnh: L.K.

Tàu hành nghề câu mực khơi của tỉnh Quảng Nam là nhóm có nguy cơ cao vi phạm ranh giới khai thác hải sản. Ảnh: L.K.

Các hành vi vi phạm của ngư dân gồm ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình; vi phạm quy định về vùng khai thác hải sản, quy định về giấy phép khai thác hải sản, về nhật ký, báo cáo khai thác hải sản, quy định về nghề, ngư cụ…

Hiện nay, nhóm tàu chụp mực và câu mực khơi có nguy cơ cao bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử lý do vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài. Đây là khó khăn lớn nhất của nghề cá Quảng Nam trong đồng hành cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho biết, nhiệm vụ trọng tâm ngành chức năng đang triển khai là xử lý triệt để 100% tàu cá vi phạm quy định ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình và tàu cá khai thác hải sản vượt ranh giới.

Sở giao nhiệm vụ ngành thủy sản kiểm tra chặt chẽ nhật ký khai thác hải sản của ngư dân, không chấp nhận các trường hợp hồi ký; nghiêm túc xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác trên hệ thống điện tử (eCDT) đảm bảo minh bạch, hợp pháp phục vụ chế biến hải sản xuất khẩu.

“Lâu nay các địa phương ven biển lơ là giám sát sản lượng hải sản khai thác thì nay phải chú trọng thực hiện ở các bến cá tư nhân, vùng bãi ngang”, ông Vũ nói.

UBND tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường về khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để gỡ “thẻ vàng” thủy sản.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các cấp, ngành, địa phương cần vào cuộc quyết liệt, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống khai thác IUU, đặc biệt là Nghị quyết 04 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

“Cần xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm ranh giới khi hoạt động đánh bắt, thường xuyên mất kết nối giám sát hành trình, kiên quyết không để tàu không đủ điều kiện ra khơi. Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình hạ tầng nghề cá, phát triển nuôi biển xa, chuyển đổi nghề cho ngư dân. Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu tỉnh những cách làm hay trong công tác quản lý tàu cá, chống khai thác IUU”, ông Bửu nhấn mạnh.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Hào hứng ngày hội thu hoạch lúa tại An Giang

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất, gắn kết doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững chuỗi liên kết lúa gạo.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Công nghệ tự động đo khí nhà kính phát thải trên ruộng lúa

THÁI BÌNH Dự án hợp tác với Đan Mạch của Viện Môi trường Nông nghiệp mở ra triển vọng xây dựng hướng dẫn cụ thể để tối ưu hóa năng suất, chất lượng cây trồng.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất