| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc: 'Bảo vệ đất nông nghiệp như bảo vệ gấu trúc'

Thứ Hai 26/06/2023 , 17:03 (GMT+7)

Để bảo toàn an ninh lương thực trước bối cảnh xung đột địa chính trị thế giới hiện nay, Bắc Kinh đang hướng tới tạo ra nhiều đất trồng trọt hơn nữa.

Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc cho biết việc trồng lúa trên đất đồi rất đáng để nghiên cứu dù năng suất thấp và chi phí sẽ cao hơn bình thường.

Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc cho biết việc trồng lúa trên đất đồi rất đáng để nghiên cứu dù năng suất thấp và chi phí sẽ cao hơn bình thường.

Giới chức nông nghiệp Trung Quốc giữ nguyên lập trường về nghiên cứu trồng lúa tại khu vực miền núi, cho biết đất nước này cần tận dụng triệt để đất đồi để bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm.

Trong một bài viết trên tờ Farmers’ Daily tuần trước, Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc cho biết việc trồng lúa trên đất đồi rất đáng để nghiên cứu dù năng suất thấp và chi phí sẽ cao hơn bình thường.

“Tại thời điểm này, để bảo đảm an ninh lương thực, chúng ta không những cần trồng các loại rau màu trên nhưng địa hình như vậy, mà còn phải đảm bảo rằng việc trồng trọt này tiến triển tốt, ổn định”, một quan chức của Bộ Nông nghiệp tại trung tâm bảo vệ đất cho biết.

Ý kiến được đưa ra khi ông Zhu Youyong, một thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc vừa phát triển các giống lúa có thể được trồng trên đấy khô thay vì ruộng lúa nước.

Zhu cho biết những giống lúa này có thể được trồng ở khu vực sườn đồi, chiếm khoảng 22% diện tích trồng trọt nông nghiệp của đất nước này. Thử nghiệm của ông được tiến hành tại khu vực tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc.

Trung Quốc đang triển khai một chiến dịch quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực, trong đó có hoạt động tạo ra nhiều đất trồng trọt hơn.

An ninh lương thực đang trở thành vấn đề an ninh quốc gia trong những năm gần đây trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước phương Tây đang ngày càng phức tạp và xung đột tại Ukraine.

Trong một vài trường hợp, chính quyền địa phương chuyển đổi đất rừng và đất công viên thành đất trồng trọt để bảo đảm mục tiêu này.

Tuy nhiên, động thái này nhận nhiều phản đối, cho rằng trồng trọt trên các địa hình khác có thể khiến đất xuống cấp nhanh chóng.

Ông Ding Yong, một nông dân trồng lúa có kinh nghiệm hơn 20 năm tại trung tâm tỉnh Hồ Nam cho biết không hiếm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

Ông cho biết, cây cối trên diện tích hơn 200ha đất đồi tại huyện Quế Dương đã bị chặt hết nhưng chưa thấy cây nào khác được trồng thế chỗ vào đó.

“Mục đích của họ nhằm tạo ra một diện tích đất trồng nhất định. Họ có thể dùng tiền để xây dựng các ruộng bậc thang nhưng chả mấy quan tâm đến việc tăng cường độ phì nhiêu của đất hay tính toán xem trồng cái gì”, ông Yong nói.

“Các ruộng lúa thiếu những hàng rào kiên cố, nếu xảy ra mưa lớn, ruộng bậc thang sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”.

Trong những thập kỷ qua, công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã ‘ăn mòn’ diện tích đất dành cho trồng trọt.

Nhưng xu hướng này đã thay đổi dần trong vòng 2 năm trở lại đây khi chính phủ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ chống mất đất.

Trung Quốc có hơn 200 triệu ha đất nông nghiệp tính đến cuối năm ngoái, với 87.000ha được thêm hồi năm 2022 và 80.000ha hồi năm 2021.

“Bảo vệ đất nông nghiệp như bảo vệ gấu trúc. Mỗi tấc đất là một nguồn thu hoạch”, khẩu hiệu trên website của Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn chào mừng Ngày đất quốc gia của Trung Quốc hồi tuần trước.

Theo SCMP

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm