| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc chuẩn bị cấm màng phủ nilon trên cây trồng

Thứ Sáu 06/12/2019 , 18:46 (GMT+7)

Đây là kế hoạch nhằm giảm thiểu và tiến tới cấm hoàn toàn hoạt động sử dụng các loại rác nhựa gây ô nhiễm đồng ruộng cũng như đáp ứng yêu cầu mới cho nông sản.

Theo đó, chính quyền các địa phương sẽ khởi động chiến dịch siết chặt việc sử dụng màng phủ nilon nhằm bảo vệ mùa màng, chống sâu bệnh và nâng cao năng suất cây trồng tràn lan hiện nay.

Rác thải nhựa từ hoạt động sản xuất gây thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường.

Kế hoạch vừa công bố ngày 6/12 căn cứ theo các báo cáo khoa học ở nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm phía bắc và phía tây đất nước cho thấy, vấn nạn rác thải ni lon đang gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất và nước nghiêm trọng.

 Dự thảo này cũng được công khai người dân đóng góp ý kiến, tiến tới việc xây dựng một hệ thống quản lý khép kín từ sản xuất, buôn bán, sử dụng và tái chế rác thải nhựa ở nông thôn.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, thời gian qua việc lạm dụng màng phủ nilon của nông dân là đáng báo động. Tuy nhiên, khâu tái chế còn nhiều khiếm khuyết gây cản trở xu thế phát triển một nền nông nghiệp xanh.

Thống kê ở khu vực tây bắc, tỷ lệ ô nhiễm rác nhựa hiện trung bình là 36 kg/ha, cá biệt có một số nơi lên tới 138 kg/ha. Do đó, dự thảo mới sẽ quy định cụ thể tiêu chuẩn các loại màng phủ bao gồm cả hạn sử dụng nhằm đảm bảo sẽ thu gom hết chuyển đi tái chế để dùng lại.   

Mỗi năm nông dân Trung Quốc dùng tới 2 triệu tấn màng phủ nilon.

Hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc mỗi năm sử dụng khoảng 2 triệu tấn màng phủ nilon trên phạm vi khoảng 200.000 km vuông đất sản xuất, bằng diện tích tự nhiên của Belarus.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tái chế loại rác này mới chỉ ở mức 180.000 tấn. Một đại biểu quốc hội ở tỉnh Sơn Đông cho biết, hồi tháng 3 các mẫu gừng và rau bina xuất khẩu của địa phương đã bị ô nhiễm rác nhựa, không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Chính phủ Trung Quốc đang đặt ra mục tiêu 90% tổng diện tích đất canh tác đạt tiêu chuẩn an toàn vào cuối năm tới.

(Reuters, SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm