| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đang khát thịt, sữa và thủy sản

Thứ Hai 18/11/2019 , 13:47 (GMT+7)

Trong quý 3 vừa rồi, nhập khẩu các sản phẩm thịt, sữa và thủy sản của Trung Quốc đã lần dầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD.

Trung Quốc đang khát thịt.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong quý 3/2019, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng thịt, sữa và thủy sản của Trung Quốc đã đạt 10,11 tỷ USD, tăng tới 42% so với quý 3/2018.

Đây là lần đầu tiên, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng nói trên vào Trung Quốc vượt mốc 10 tỷ USD chỉ trong 1 quý.

Trong đó, giá trị nhập khẩu thủy sản là 3,86 tỷ USD, tăng 28% so với quý 3/2018. Giá trị nhập khẩu thịt là 4,79 tỷ USD, tăng tới 74%. Còn giá trị nhập khẩu sữa là 1,46 tỷ USD (không bao gồm sữa công thức cho trẻ sơ sinh), tăng 6%.

Những con số nói trên cho thấy Trung Quốc đang rất khát các sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nhất là thịt và thủy sản.

Dịch tả lợn châu Phi là nguyên nhân chính khiến cho Trung Quốc phải tăng rất mạnh việc nhập khẩu thịt và phần nào làm tăng nhập khẩu thủy sản của nước này.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong tháng 9/2019, quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm tới 41,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Quy mô đàn lợn nái tại Trung Quốc cũng giảm 38,9% trong tháng 9/2019, sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại tất cả các tỉnh thành của nước này.

Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), 9 tháng đầu năm 2019, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đạt 31,81 triệu tấn, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi hoành hành trên phạm vi cả nước. Quy mô chăn nuôi lợn cũng giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 306,75 triệu con vào cuối tháng 9/2019.

Một số nhà phân tích và hoạt động trong ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc cho rằng mức độ suy giảm thậm chí còn lớn hơn so với con số do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra. Tổng sản lượng thịt của Trung Quốc, bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm giảm 8,3% trong 9 tháng đầu năm 2019 xuống còn 55,08 triệu tấn.

Đáng tiếc là trong cơn khát thịt của Trung Quốc, Việt Nam lại chưa thể tận dụng được, bởi đàn lợn của nước ta cũng đang bị hao hụt đáng kể do dịch tả lợn châu Phi, nên hiện còn thiếu hụt so với nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ quan chức năng đang phải tích cực ngăn chặn việc xuất khẩu lợn sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.

Thịt gà đông lạnh, thịt gà chế biến của Việt Nam lại chưa được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, dù nguồn gà nuôi ở nước ta (nhất là gà công nghiệp) đang khá dồi dào. Trong khi đó, Thái Lan nhờ được xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc, đã tận dụng rất tốt cơn khát thịt ở nước đông dân nhất thế giới.

Theo Hiệp hội các nhà chế biến, xuất khẩu gà thịt Thái Lan, trong 7 tháng đầu năm nay, do Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng thịt lợn, xuất khẩu thịt gà của Thái Lan sang Trung Quốc đã tăng đột biến tới 700% và đạt 33.500 tấn.

Vì vậy, niềm hy vọng của Việt Nam đang đặt vào các mặt hàng sữa và thủy sản.

Tôm Việt Nam đang phục hồi về tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhu cầu nhập khẩu sữa của Trung Quốc tăng không nhiều, nhưng với giá trị nhập khẩu tới 1,46 tỷ USD chỉ trong quý 3, đủ để thấy đây là một thị trường lớn như thế nào cho các mặt hàng sữa.

Trong tháng 10 vừa rồi, Việt Nam đã tiến hành xuất những lô sữa chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc. Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam gia tăng mạnh về giá trị xuất khẩu sữa sang Trung Quốc trong thời gian tới.

Với thủy sản, theo bà Lê Hằng, PGĐ VASEP PRO, xuất khẩu tôm và cá tra sang Trung Quốc đang có xu hướng hồi phục mạnh, nhờ nhu cầu ở Trung Quốc tăng trong những tháng cuối năm và các doanh nghiệp đã đáp ứng được những yêu cầu mới của thị trường này.

Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã đạt trên 976 triệu USD, tăng 14,48% so với cùng kỳ 2018.

Sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc càng có ý nghĩa trong bối cảnh một số thị trường lớn khác như Mỹ, EU, Hàn Quốc… bị giảm. Nhờ vậy, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước tuy vẫn còn giảm, nhưng mức giảm đến hết tháng 10 chỉ còn khá nhẹ (ước giảm 1,5% so với cùng kỳ 2018).

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm