| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc giải đáp thắc mắc của ASEAN về Lệnh 248, 249

Thứ Sáu 26/11/2021 , 13:58 (GMT+7)

10 nhóm câu hỏi chính từ Việt Nam và các thành viên ASEAN đã được đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc trả lời trong phiên họp trực tuyến ngày 24/11.

Hình ảnh phiên họp giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và các thành viên ASEAN ngày 24/11. Ảnh: Bá Thắng.

Hình ảnh phiên họp giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và các thành viên ASEAN ngày 24/11. Ảnh: Bá Thắng.

Ngày 24/11, Ban Thư ký ASEAN phối hợp Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổ chức trực tuyến buổi giới thiệu quy định Đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm vào Trung Quốc (Lệnh 248) và Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc (Lệnh 249) đến các cơ quan có thẩm quyền, đại diện các hiệp hội liên quan của thành viên ASEAN.

Đại diện cho Việt Nam là Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thuỷ sản (Bộ NN-PTNT), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Vụ Khoa học & Công nghệ, Vụ thị trường Châu Á - Châu Phi (Bộ Công Thương), các hiệp hội, ngành hàng và một số doanh nghiệp liên quan.

Hội nghị đã nghe đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc trình bày những nội dung chính của Lệnh 248 và Lệnh 249. Trên cơ sở các câu hỏi của Việt Nam và các thành viên ASEAN, phía Trung Quốc đã giải đáp một số nhóm câu hỏi chính.

Cụ thể: (1) Với 4 loại sản phẩm đã đăng ký và được cấp mã theo Công hàm 353, gồm thịt và sản phẩm từ thịt; sản phẩm thuỷ sản; sản phẩm sữa; tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, các mã đăng ký tiếp tục có hiệu lực theo Nghị định thư đã ký giữa Cơ quan có thẩm quyền và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

(2) Lệnh 248 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp chế biến - sản xuất - bảo quản, và không áp dụng cho doanh nghiệp thương mại.

(3) Trước ngày Lệnh 248, 249 có hiệu lực (1/1/2022), các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu có thể sử dụng hai hình thức: Đăng ký trên website, hoặc phương thức hiện hành giữa hai bên.

Sau ngày 1/1/2022, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng nhập trên webstie: https://singlewindow.cn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đăng ký.

(4) Với 14 loại sản phẩm còn lại trong quy định của Công hàm 353, gồm: ruột (lòng); sản phẩm ong; trứng và chế phẩm từ trứng; dầu ăn và dầu; bột mỳ nhồi; ngũ cốc ăn được; chế phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha; rau tươi và rau khử nước; đậu khô; gia vị; các loại hạt và hạt giống; quả khô; hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang; thực phẩm ăn kiêng đặc thù và thực phẩm bảo vệ sức khỏe; các doanh nghiệp có thể tự hoàn thiện thủ tục đăng ký theo Điều 7 Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đối với các sản phẩm khác, các doanh nghiệp xem Điều 8 Lệnh 248.

(5) Với doanh nghiệp tự đăng ký, hồ sơ của doanh nghiệp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các thủ tục bao gồm: (i) Bản miêu tả công nghệ, dây chuyền sản xuất; (ii) Thành phần nguyên liệu cấu thành sản phẩm; (iii) Nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu; (iv) Tỷ lệ thành phần.

(6) Với doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ đăng ký và đã nộp hồ sơ trước 31/10/2021, kết quả sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào nửa cuối tháng 12/2021.

(7) Hồ sơ của các doanh nghiệp tự đăng ký có thể được tra cứu trên đường link đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Doanh nghiệp sẽ sử dụng tên và tài khoản đã đăng ký với phía Trung Quốc để cập nhật thông tin, xử lý bổ sung hồ sơ…

(8) Toàn bộ hồ sơ, thông tin đăng ký của doanh nghiệp khi sử dụng hệ thống đăng ký của Tổng cục Hải quan được bảo mật về thông tin. Những thông tin cá nhân về tài khoản đăng ký (tên tài khoản, mật khẩu), doanh nghiệp tự bảo quản và không chia sẻ để tránh thất thoát thông tin.

(9) Khi đăng ký, mỗi sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan cấp một mã số riêng. Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm sẽ được cấp các mã tương ứng.

(10) Khi khai báo thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, hồ sơ doanh nghiệp phải có mã do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp. Trong trường hợp thiếu, thất lạc hồ sơ, doanh nghiệp sẽ không đạt yêu cầu khai báo.

Đại diệnTổng cục Hải quan Trung Quốc giải đáp thắc mắc của phía ASEAN. Ảnh: Bá Thắng.

Đại diệnTổng cục Hải quan Trung Quốc giải đáp thắc mắc của phía ASEAN. Ảnh: Bá Thắng.

Với mục tiêu không làm gián đoạn thương mại giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị các bên liên quan hoàn thiện việc đăng ký doanh nghiệp trước ngày 31/12/2021. Đồng thời, phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn được nhận sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên ASEAN.

Với chức năng là cơ quan đầu mối minh bạch các quy định của Thành viên WTO, Văn phòng SPS Việt Nam đã kịp thời gửi thông báo tới các cơ quan liên quan, tổng hợp một số nhóm câu hỏi gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc trước và trong buổi làm việc ngày 24/11.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cam kết, những ý kiến chưa được làm rõ trong phiên làm việc ngày 24/11 sẽ tiếp tục được Văn phòng chuyển đến Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

"Chúng tôi hy vọng, các cơ quan có thẩm quyền, các hiệp hội, ngành hàng liên quan và doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ có câu trả lời thỏa đáng và sớm nhất, để đảm bảo hoạt động", ông chia sẻ. 

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".

Hai lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

Với những biện pháp chủ động, khẩn trương và tích cực, các đơn vị của Bộ NN-PTNT đã tổng hợp và gửi tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua trao đổi trực tiếp và đường ngoại giao danh sách 156 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách vào đầu tháng 11/2021.

Còn hơn một tháng nữa là Lệnh 248, 249 có hiệu lực. Trong thời gian này, Bộ NN-PTNT và Văn phòng SPS Việt Nam mong muốn, doanh nghiệp trong nước sẽ nắm một cách đầy đủ, chi tiết về những biểu mẫu hồ sơ, biểu mẫu báo cáo, phương thức đăng ký đối với thuỷ sản sống làm thực phẩm, thông tin về các thông số kỹ thuật trên nhãn sản phẩm thuỷ sản, cũng như thống nhất về mã đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.