| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc lại chỉnh sửa gen cừu để khai thác thịt

Thứ Sáu 08/01/2021 , 10:12 (GMT+7)

Sau khi lập cơ sở nhân bản vô tính lợn rừng để giảm phụ thuộc nhập khẩu, các nhà khoa học Trung Quốc lại chỉnh sửa gen cừu bản địa Huyang để tăng trọng nhanh.

Một trang trại nuôi cừu Huyang ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: cnsphoto

Một trang trại nuôi cừu Huyang ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: cnsphoto

Chiến dịch tăng cường nghiên cứu, lai tạo các giống vật nuôi ở Trung Quốc nhằm nỗ lực thúc đẩy năng lực sản xuất thịt, giảm phụ thuộc vào nguồn protein nhập khẩu từ nước ngoài.

Giống cừu bản địa Huyang có đặc tính nổi trội là tỷ lệ sinh sản cao và khả năng chống chịu với nhiệt độ nóng ẩm- đó chính là lý do tại sao nó được nuôi rộng rãi trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, năng lực sản xuất thịt của giống cừu Huyang cần phải được cải thiện để đáp ứng nhu cầu thịt ở trong nước và công nghệ chỉnh sửa gen có thể mở ra cơ hội mới.

Theo các chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc, công nghệ chỉnh sửa gen cừu myostatin (MSTN) đầu tiên trên thế giới đã được ứng dụng trên con cừu Huyang ra đời ở nước này, nhằm tăng sản lượng thịt và tỷ lệ nạc.

Công trình do các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Giang Tô tiến hành đã chỉnh sửa gen MSTN để điều chỉnh tăng khối lượng cơ bắp của cừu Huyang. Hiện nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 5 con cừu dạng này và được công bố trên tờ Science and Technology Daily hôm thứ Năm (7/1/2021).

Qua theo dõi nghiên cứu đối chứng cho thấy, tốc độ tăng trưởng của hai trong số năm con cừu nhanh hơn và trọng lượng của chúng ở hai tháng đầu tiên đã phát triển tới hơn 25% so với bầy đàn.

"Công nghệ chỉnh sửa gen cừu có thể là một hướng để cải thiện sản lượng thịt cừu và tỷ lệ nạc nếu không có sự khác biệt lớn giữa cừu được chỉnh sửa và giống nhập ngoại, hoặc giả thiết cừu chỉnh sửa gen trưởng thành nhanh hơn và thịt tốt hơn so với cừu nhập ngoại, sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nhập khẩu gia súc”, Wang Zuli, đại diện nhóm nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Phát triển Nông nghiệp thuộc Học viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc nói với Global Times hôm qua.

Người bán món thịt cừu xiên nướng tại một danh thắng ở thành phố Trùng Khánh. Ảnh: IC

Người bán món thịt cừu xiên nướng tại một danh thắng ở thành phố Trùng Khánh. Ảnh: IC

Trong những năm gần đây, lượng tiêu thụ thịt cừu của người dân Trung Quốc vẫn tăng đều hàng năm, tuy nhiên sản lượng thịt cừu trong nước không thể đáp ứng nhu cầu. Theo số liệu thống kê, năm 2019 lượng tiêu thụ thịt cừu của Trung Quốc đạt 5,27 triệu tấn, cao hơn tổng sản lượng trong nước là 4,88 triệu tấn, trong đó thịt cừu Úc và New Zealand vẫn chiếm 97,6% lượng nhập khẩu của Trung Quốc.

Trong khi đó, các chính sách mới về chăn nuôi gia súc hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn ở Trung Quốc đã khiến nhiều khu vực nông dân chăn nuôi cừu quy mô vừa và nhỏ phải rời bỏ nghề dẫn đến đàn cừu giống đã giảm trong những năm gần đây.

Do đó, các chuyên gia chăn nuôi đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với việc nhập khẩu nông sản nói chung và thịt nói riêng với mức giá cao hơn từ các nước phát triển, như New Zealand và Mỹ- những thị trường chăn nuôi gia súc do các công ty lớn trong nước độc quyền.

Ma Wenfeng, nhà phân tích cấp cao của tập đoàn tư vấn Beijing Orient Agribusiness Consultancy nói, phần lớn ngành chăn nuôi của Trung Quốc hiện vẫn dựa vào các nguồn giống vượt trội từ động vật phả hệ nhập của nước ngoài, ví dụ như tinh gia súc đông lạnh, gà lông trắng và lợn nạc vì tỷ lệ chuyển đổi hệ số thức ăn cao của chúng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.

Công nghệ chỉnh sửa gen cừu mở ra cơ hội cải thiện năng suất thịt ở Trung Quốc. Ảnh: GlobalTimes

Công nghệ chỉnh sửa gen cừu mở ra cơ hội cải thiện năng suất thịt ở Trung Quốc. Ảnh: GlobalTimes

Ngoài ra, các giống lợn của nước ngoài cũng có thể hình đẹp hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. "Các giống lợn của chúng tôi chỉ tăng trưởng 60-70 kg một năm, trong khi những con giống nhập khẩu có thể tăng tới 120 kg trong vòng sáu tháng", nhà khoa học Wang cảnh báo.

Theo ông Wang, rào cản lớn trong sản xuất thịt của Trung Quốc còn nằm ở chi phí sản xuất cao, liên quan đến nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc và nhất là giá lợn giống ở Trung Quốc cao hơn tới 40% so với ở Mỹ.

Giới khoa học Trung Quốc cho biết, nước này có rất nhiều nguồn động vật phả hệ chất lượng cao tiềm năng, nhưng quá trình công nghiệp hóa ngành chăn nuôi sẽ phải mất nhiều năm nữa và cần sự vào cuộc của cả hệ thống.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.