| Hotline: 0983.970.780

Truyền thông tốt giúp tạo nguồn nhân lực cao cho nông nghiệp

Thứ Ba 20/06/2023 , 09:50 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp đang rất khát nhân lực chất lượng, nhưng đáng buồn, tỉ lệ sinh viên đăng ký học ngành này chiếm chưa đến 2%.

Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Tiến sĩ Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP.HCM chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ, đặt nông nghiệp Việt Nam trước những thời cơ và thách thức mới.

Để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại thì phải phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp có trình độ cao. Nhưng nghịch lý đáng buồn hiện nay là tuyển sinh vào nhóm ngành nông nghiệp của các trường đại học đều khó khăn khiến mất cân bằng cán cân cung cầu.

Để giải “bài toán” này, chúng tôi có bài phỏng vấn TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Thưa tiến sĩ, trong bối cảnh phát triển nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đang chạy đua với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, một trong những yêu cầu cấp bách là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

Hiện nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành rất lớn. Nhưng nghịch lý lượng sinh viên lựa chọn và tốt nghiệp các ngành liên quan đến nông nghiệp không nhiều, tiến sĩ cho biết nguyên nhân căn cơ từ đâu?

Việt Nam là đất nước nông nghiệp với gần 70 triệu người là nông dân, đa phần người dân đã quen với canh tác theo kiểu truyền thống, mạnh ai đó làm. Trong khi đất nước chúng ta đã hội nhập sâu rộng với quốc tế, với nền kinh tế thị trường đòi hỏi, các ngành phải nhạy bén, ngành nông nghiệp không ngoại lệ.

Hiện nhu cầu về nguồn nhân lực của lĩnh vực nông nghiệp cực lớn, các doanh nghiệp, các tập đoàn thì có thể nói là liên tục "đặt hàng" các nhà trường về nguồn nhân lực. Thậm chí có những tập đoàn, những doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ toàn bộ học phí cho người học để có thể có được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu bức bách. Điều đó cho thấy sự "khát" nhân lực qua đào tạo ở hầu hết các nhóm ngành, trong đó có ngành nông nghiệp.

Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với các sản phẩm, dự án khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM với các sản phẩm, dự án khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thông tin tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 12 tháng của nhóm ngành nông nghiệp, môi trường cao nhất trong 21 lĩnh vực. Đây là điều hoàn toàn không bất ngờ, vì sự thật và nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này rất lớn.

Khoa học sự sống của Việt Nam vẫn luôn là khối ngành nền tảng của kinh tế nước nhà, chúng ta là một nước nông nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn của đất nước. Nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp có thể gặp khó khăn trong tuyển sinh vì một số người chưa thật sự hiểu rõ và nhầm tưởng rằng học nông lâm ngư nghiệp ra trường sẽ… làm ruộng!

Việc một bộ phận thí sinh, phụ huynh còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nhóm ngành nông nghiệp, khoa học sự sống một phần do công tác truyền thông, phổ biến chưa đúng tầm. Hiện nay, khoa học công nghệ rất phát triển, thí sinh có xu hướng tập trung vào các ngành được tiếng là “hot” mà không quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng, sự phù hợp và thu nhập sau khi ra trường.

Song song đó, công tác tư vấn hướng nghiệp chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của thí sinh và phụ huynh. Một số chuyên gia tư vấn hướng nghiệp được trưng dụng từ các nguồn khác nhau nên chưa hiểu hết về các ngành, nghề trong tương lai.

Ngoài ra, một số video clip giới thiệu ngành nghề, hướng nghiệp được xây dựng sơ sài, không có số liệu cụ thể đã làm cho thí sinh hiểu sai về tình hình việc làm của các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sự sống.

Mô hình nuôi cá theo phương pháp Aquaponics để sinh viên thực nghiệm tại trường.

Mô hình nuôi cá theo phương pháp Aquaponics để sinh viên thực nghiệm tại trường.

Mặt khác, nhóm ngành nông lâm nghiệp thủy sản và khoa học sự sống đòi hỏi chi phí đào tạo lớn, trang thiết bị phải được đầu tư thường xuyên và tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới nên một số trường đại học có năng lực tài chính ngại đầu tư. Các trường có thế mạnh về nhóm ngành này đa số là các trường công lập, chi phí để truyền thông, quảng bá còn hạn chế nên thông tin đến thí sinh và phụ huynh chưa nhiều.

Tất cả các trường đào tạo liên quan đến lĩnh vực nông lâm và cộng đồng doanh nghiệp cần phải có cái tiếng nói chung làm sao để cho thị trường lao động, các em học sinh thấy được rõ bản chất của ngành nghề, thấy được đầu ra đang rộng mở như thế nào.

Ngoài ra, truyền thông cũng cần thấy được việc khát nhân lực của các tập đoàn, doanh nghiệp như thế nào để có thể tuyên truyền một cách có hiệu quả và các em cảm nhận đón nhận được và yên tâm học trong các lĩnh vực này.

Thưa tiến sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM là một trong những trường hàng đầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp. Trước thực trạng trên, nhà trường đã có những giải pháp gì để thu hút sinh viên về trường và giải quyết câu chuyện việc làm cho sinh viên trước, trong cũng như sau đào tạo?

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh từ rất sớm và thường xuyên đồng hành cùng các cơ quan truyền thông, báo chí và các trường THPT để đưa thông tin sớm nhất, chính xác nhất đến học sinh, phụ huynh và xã hội.

Quan điểm của nhà trường là hướng nghiệp trước, hướng trường sau, trường chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp học sinh hiểu mình, hiểu nghề và tự đưa ra quyết định chính xác nhất về ngành, trường mình sẽ theo học.

Hằng năm, nhà trường tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh tại các ngày hội do các báo, đài tổ chức ở các trường THPT hoặc các chương trình hướng nghiệp trên truyền hình, trên các chuyên mục của báo chí.

Quan điểm của nhà trường là hướng nghiệp trước, hướng trường sau, trường chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Quan điểm của nhà trường là hướng nghiệp trước, hướng trường sau, trường chú trọng việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.

Để thu hút thí sinh quan tâm và xét tuyển vào ngành thuộc nhóm nông nghiệp, chúng ta cần có sự chung tay của cả xã hội. Chúng ta phải có các dự báo về nguồn nhân lực trong tương lai, phân tích và cung cấp cho xã hội thấy rõ nhu cầu nhân lực về ngành nông nghiệp hiện nay và trong tương lai đang cần là rất lớn.

Nhà trường đã có những ký kết với các doanh nghiệp, tập đoàn nông nghiệp lớn để hỗ trợ công tác đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Vừa rồi, nhà trường đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Thành Thành Công với chủ lực là nhóm ngành Nông học, Bảo vệ thực vật và Tập đoàn cũng đã cấp học bổng với số tiền rất lớn cho sinh viên thuộc các ngành này cũng như tiếp nhận các bạn thực tập và làm việc ở Tập đoàn sau khi ra trường.

Một ví dụ điển hình khác là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã ký kết với nhà trường và tuyển dụng sinh viên thực tập có trả lương với mức cao cho các bạn sinh viên thuộc nhóm ngành Chăn nuôi - Thú y để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi trong tương lai của tập đoàn.

Tổng Công ty giấy Tân Mai cũng vừa hợp tác với nhà trường và cam kết trao học bổng cho sinh viên học khối ngành Lâm nghiệp để hỗ trợ các bạn học tập, ra trường và công tác tại công ty. Ngoài ra, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn khác trong các lĩnh vực như Thủy sản, Công nghệ thực phẩm, Nông học, Chăn nuôi Thú y đã hợp tác và thường xuyên trao học bổng, tuyển dụng sinh viên ngay từ khi còn học để chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển của công ty.

Về phía nhà trường, chúng tôi đã thực hiện cập nhật và kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra để khi sinh viên ra trường có cơ hội “chọn việc” chứ không phải “xin việc”.

Sinh viên theo học tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM được thụ hưởng dịch vụ, chương trình đào tạo chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng không phải là chi phí thấp, chất lượng thấp mà ngược lại, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cam kết không để sinh viên nào vì khó khăn, vì không có tiền đóng học phí mà phải nghỉ học - đó là tôn chỉ nhất quán của nhà trường.

Nhà trường đã ký kết hợp tác toàn diện với các đối tác, để khi sinh viên ra trường có cơ hội 'chọn việc' chứ không phải 'xin việc'.

Nhà trường đã ký kết hợp tác toàn diện với các đối tác, để khi sinh viên ra trường có cơ hội “chọn việc” chứ không phải “xin việc”.

Ngoài ra, để hỗ trợ sinh viên, ngoài học bổng học tập theo quy định, chúng tôi có Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, Phòng Công tác sinh viên thường xuyên liên hệ các công ty, doanh nghiệp để có nguồn học bổng trao thường xuyên cho sinh viên. Sinh viên theo học các ngành của nhà trường được tham gia thực hành thực tập và nghiên cứu khoa học, thực hiện các dự án với nhà trường để vừa nâng cao trình độ, vừa có thêm thu nhập hỗ trợ cuộc sống.

Tuy nhiên, cùng với khó khăn chung của cả nước, nhà trường cũng gặp khó khăn ở một số ngành mà xã hội còn nhầm tưởng như nhóm ngành Nông nghiệp, Khoa học sự sống.

Không phải chỉ bây giờ, truyền thông ngày càng khẳng định vai trò trong phát triển KT-XH và trong giáo dục đào tạo cũng không ngoại lệ, tiến sĩ nhận định, vai trò của truyền thông trong đào tạo nguồn nhân lực, những tồn tại hạn chế, và có gợi ý giải pháp gì?

Truyền thông có vai trò rất lớn trong công tác tuyển sinh, đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho thí sinh nói chung và cho các ngành Nông nghiệp nói riêng. Chúng ta không thể phủ nhận rằng thí sinh, phụ huynh và xã hội có cái nhìn thiên kiến, sai lệch về nhóm ngành nông nghiệp có một phần trách nhiệm của truyền thông.

Chính truyền thông, các trang mạng xã hội có vai trò truyền tải thông tin, định hướng ngành nghề rất lớn cho thí sinh. Nhưng nếu thông tin đó là không đúng, không có cơ sở khoa học và chỉ nhận định chủ quan thì gây ra hậu quả là một bộ phận học sinh, phụ huynh hiểu sai về ngành nghề.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng, định hướng nghề nghiệp, giúp cho thí sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cơ hội việc làm của nhóm ngành nông nghiệp.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng, định hướng nghề nghiệp, giúp cho thí sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cơ hội việc làm của nhóm ngành nông nghiệp.

Chính vì vậy, truyền thông có vai trò rất quan trọng, định hướng nghề nghiệp, giúp cho thí sinh, phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cơ hội việc làm của nhóm ngành nông nghiệp.

Thông qua truyền thông, các doanh nghiệp, công ty cũng quảng bá được hình ảnh của mình, thu hút được người phù hợp về làm việc và thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, góp phần cho sự phát triển kinh tế, cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Tuy nhiên, hiện nay có hiện tượng là một số cá nhân, tổ chức tự nhận là chuyên gia hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp nhưng không có đủ thông tin, nhận định sai lầm nên gây hậu quả không tốt trong công tác hướng nghiệp, tuyển sinh.

Một số kênh TikTok, Youtube trích dẫn không có nguồn gốc, thông tin không được kiểm chứng nhưng có sức lan tỏa lớn cũng gây tâm lý hoang mang cho thí sinh, phụ huynh.

Vì vậy, thiết nghĩ ngoài việc đầu tư cho đội ngũ tư vấn hướng nghiệp trong các trường THPT, các trường đại học, thí sinh và phụ huynh thì cần thiết phải xử lý các trang mạng xã hội đưa tin không đúng sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng tránh tâm lý hoang mang cho cộng đồng.

Tuy trường thuộc Bộ GD-ĐT nhưng vai trò đóng góp cho ngành rất nhiều, phía Bộ NN-PTNT cần làm gì để chung tay cùng các trường trong đào tạo nguồn nhân lực, thưa ông?

Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chúng tôi luôn nghĩ rằng chúng tôi đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của ngành nông nghiệp, không vì lý do thuộc Bộ này hay Bộ kia.

Việc trường thuộc Bộ GD-ĐT chỉ là công tác quản lý Nhà nước, còn tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của nhà trường luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học không chỉ ngành nông nghiệp và tất cả các nhóm ngành trường đang đào tạo.

Tuy nhiên, trong đó nhóm ngành nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn là nhóm ngành truyền thống và có nền móng vững chắc của nhà trường.

Nhà trường cũng đã có những buổi làm việc với Bộ trưởng, với các đơn vị liên quan của Bộ NN-PTNT về định hướng chiến lược, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Nhà trường cũng đã có những buổi làm việc với Bộ trưởng, với các đơn vị liên quan của Bộ NN-PTNT về định hướng chiến lược, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Bộ NN-PTNT đã rất quan tâm và thời gian gần đây càng quan tâm, tạo điều kiện, đặc biệt là cá nhân Bộ trưởng có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhà trường.

Nhà trường cũng đã có những buổi làm việc với Bộ trưởng, với các đơn vị liên quan của Bộ NN-PTNT về định hướng chiến lược, công tác đào tạo nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Nhà trường hy vọng nhận được cơ chế đào tạo, nghiên cứu khoa học từ Bộ NN-PTNT để ngành nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển.

Xin cảm ơn tiến sĩ!

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành nông nghiệp nước ta luôn thể hiện tốt vai trò là trụ đỡ, đồng thời là ngành có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ, đặt nông nghiệp Việt Nam trước những thời cơ và thách thức mới.

Để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại thì phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhân tố then chốt tạo ra những đột phá trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.