| Hotline: 0983.970.780

TS. Võ Trí Thành: Xuất khẩu gạo hãy tính đường dài

Thứ Ba 22/08/2023 , 15:41 (GMT+7)

Công tác điều hành sản xuất, xuất khẩu gạo hiện rất cần sự linh hoạt, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành.

TS. Võ Trí Thành kêu gọi người nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hãy tính đến đường dài trong thời điểm hiện tại.

TS. Võ Trí Thành kêu gọi người nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu gạo hãy tính đến đường dài trong thời điểm hiện tại.

Đảm bảo có đủ và đảm bảo tiếp cận được

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện tiến sát ngưỡng 620 USD/tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Trước tình hình này, Chính phủ có nhiều chỉ đạo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho tiêu dùng nội địa.

Làm rõ khái niệm này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ: "Cần hiểu đúng nội hàm theo hai nghĩa, là đảm bảo có đủ và đảm bảo tiếp cận được".

Theo ông Thành, "đảm bảo có đủ" tức là đảm bảo nguồn cung cho người dân, dự trữ ổn định; còn "đảm bảo tiếp cận được" tức là người dân phải mua được gạo với giá bình ổn, tránh để giá tăng cao theo xu hướng chung của thế giới, ảnh hưởng đến lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Gạo là mặt hàng chiến lược liên quan đến đời sống cơ bản của người dân, gắn với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và nền kinh tế. Việt Nam nằm trong số ít quốc gia vừa có thể sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu của mình, vừa dư xuất khẩu.

Tính trung bình những năm qua, Việt Nam luôn đảm bảo sản lượng gạo ở mức 27-28 triệu tấn/năm. Trong kịch bản an toàn nhất được Bộ NN-PTNT tính toán, Việt Nam vẫn còn dư hơn 7 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Bảy tháng đầu năm 2023, nước ta xuất khẩu 4,83 triệu tấn và còn dư khoảng 2,6 triệu tấn gạo cho xuất khẩu 5 tháng còn lại của năm 2023.

Qua những con số này, TS. Võ Trí Thành nhận xét, những quốc gia như Việt Nam không chỉ có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực của người dân trong nước, mà còn giữ vai trò, trọng trách lớn đối với thị trường gạo và lương thực toàn cầu.

"Trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung như hiện tại, cả thế giới sẽ dõi theo từng hành vi, động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam", ông Thành nhận định.

Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong đối ngoại. Nếu góp phần đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, nhất là trong khía cạnh duy trì sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.

Nhiều thời cơ nhưng trước tình hình khó dự đoán như hiện tại, không ít thách thức đặt ra. Trước mắt là vấn đề thu mua gạo của doanh nghiệp.

Thực hiện hợp đồng để giữ được thị trường

Ở góc độ vĩ mô, ông Thành nhận xét, vấn đề của thị trường gạo hiện nay là vấn đề thời điểm: Thời điểm đàm phán, thời điểm ký kết hợp đồng, thời điểm thu mua từ người nông dân,… có độ vênh về giá, bởi giá gạo thay đổi từng ngày, và bên nào cũng muốn hưởng lợi lớn nhất trong kinh doanh.

"Để giải quyết, cần tăng cường tính linh hoạt trong việc kí kết các hợp đồng, tránh để xảy ra tranh chấp, đánh mất uy tín trên thị trường. Người nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu hãy tính đến đường dài, đảm bảo thực hiện hợp đồng để giữ được thị trường trong tương lai thông qua nắm chắc mối liên kết dài hạn với các đối tác", vị Viện trưởng nhấn mạnh.

Công tác điều hành sản xuất và xuất khẩu gạo ở thời điểm hiện tại đòi hỏi sự linh hoạt.

Công tác điều hành sản xuất và xuất khẩu gạo ở thời điểm hiện tại đòi hỏi sự linh hoạt.

Đồng hành cùng doanh nghiệp lúa gạo, TS. Võ Trí Thành đánh giá Bộ Công thương đã và đang nỗ lực hài hòa lợi ích các bên, ổn định thị trường, đồng thời giúp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; mặt khác vẫn tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo thương hiệu gạo Việt. 

Ngày 15/8, Bộ Công thương ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT yêu cầu các đơn vị trực thuộc, Sở Công thương các tỉnh, thành phố Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước.

Đánh giá về chỉ thị này, ông Thành cho rằng: "Đây là một phản ứng nhanh nhạy trong điều hành". Theo ông, việc theo dõi sát tình hình giá gạo, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh sẽ giúp giám sát chặt chẽ nguồn cung, giá bán, ngăn chặn đầu cơ, găm hàng lúc này là hết sức cần thiết.

Các địa phương trên cả nước cũng đang quán triệt công tác bình ổn thị trường đối với mặt hàng gạo. Đó là lý do giúp giá gạo trong nước có tăng nhưng ổn định.

Xem thêm
Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...