| Hotline: 0983.970.780

Tự chủ giống bò sữa, TH góp vai trò lớn giải bài toán khó của nông nghiệp Việt

Thứ Năm 04/04/2024 , 17:07 (GMT+7)

'Việc làm chủ được công nghệ phôi IVF sẽ giúp Tập đoàn TH và ngành chăn nuôi bò sữa trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò', TS Hoàng Kim Giao nói.

TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đánh giá, với việc làm chủ công nghệ IVF cho bò sữa, Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) khẳng định vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam, góp phần mạnh mẽ hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Tập đoàn TH hiện đã làm chủ được công nghệ phôi IVF (thụ tinh ống nghiệm) cho bò sữa.

Tập đoàn TH hiện đã làm chủ được công nghệ phôi IVF (thụ tinh ống nghiệm) cho bò sữa.

Hơn một thập kỷ qua, ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ cả về chất và lượng, đặc biệt từ sau khi có sự tham gia của Tập đoàn TH. Dưới sự dẫn dắt của Anh hùng Lao động Thái Hương, TH đã đầu tư quyết liệt và đồng bộ để ứng dụng những công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới trong trồng trọt, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, tập trung vào chất lượng sản phẩm với tiêu chí "Hoàn toàn từ thiên nhiên" và "Vì sức khỏe cộng đồng".

Không chỉ dừng lại ở việc tiên phong nhập khẩu số lượng lớn những đàn bò sữa cao sản thuần chủng từ các "cường quốc" bò sữa, Tập đoàn TH còn là đơn vị tiên phong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để tự chủ trong nhân giống bò sữa và đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Làm chủ được công nghệ về giống không chỉ là tín hiệu vui cho lĩnh vực chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam mà còn là bước tiến quan trọng giúp tự chủ nguồn giống bò sữa, thực hiện chiến lược phát triển số lượng và chất lượng đàn bò sữa trong chiến lược phát triển của Bộ NN-PTNT.

Mục tiêu 700.000 con bò sữa và 2,6 triệu tấn sữa tươi nguyên liệu

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nêu rõ mục tiêu phát triển bền vững của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Theo đó, tổng đàn được kỳ vọng lên đến 700.000 con, sản lượng 2,6 triệu tấn sữa tươi nguyên liệu vào năm 2030.

Hiện nay, với sự xuất hiện của nhà sản xuất sữa tươi sạch ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, chế biến là Tập đoàn TH, mức độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở Việt Nam được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhiều tiến bộ kỹ thuật hiện đại trong quản lý đàn bò, chăn nuôi, sản xuất và chế biến sữa đã được Tập đoàn TH đầu tư mạnh mẽ và mang về Việt Nam, ứng dụng thành công trên đồng đất Việt Nam. Với cơ sở hạ tầng và quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, TH đã góp phần nâng cao năng suất và khẳng định chất lượng sản phẩm sữa tươi sạch của Việt Nam trên bản đồ sữa thế giới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, vấn đề giống từng là trở ngại đối với ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam. Trước khi Tập đoàn TH khởi xướng và đi đầu trong việc đầu tư chăn nuôi bò sữa thuần chủng quy mô lớn, Việt Nam phải nhập bò sữa chủ yếu từ Cu Ba, New Zealand, Australia - nhiều bò sữa lai F1, F2 không thuần chủng nên chất lượng và sản lượng sữa thấp, người chăn nuôi thua lỗ…

Năm 2009, khi hoàn thành xây dựng trang trại đầu tiên, TH đã đi đầu nhập bò sữa giống cao sản thuần chủng HF (Holstein Friesian) từ New Zealand, sau này là từ Mỹ và các quốc gia có nền chăn nuôi bò sữa phát triển. Với công nghệ cao và quy trình chăn nuôi sản xuất, quản trị đàn tiên tiến bài bản, khép kín "từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch", đàn bò HF thuần chủng của TH ngay từ thời đó đã đạt năng suất sữa tới 9.000 lít/con/chu kỳ. Năng suất này tiếp tục được cải tiến thông qua việc nâng cao chất lượng bò giống. Đến thời điểm hiện tại, năng suất sữa tại trang trại TH bình quân có thể đạt tới gần 11.000 lít/con/chu kỳ.

TH làm chủ công nghệ khó, tự chủ hoàn toàn về giống bò sữa

 

Từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, TH đã bắt đầu hợp tác với đối tác từ Mỹ để nhập khẩu phôi đông lạnh và chuyển giao công nghệ sản xuất phôi invivo. Sự hợp tác này đã mở ra cánh cửa mới cho việc tăng nhanh hiệu suất của đàn bò mà vẫn duy trì được nguồn gen quý.

Đến năm 2019, TH tiếp tục tiến thêm một bước bằng việc lựa chọn ABS – công ty hàng đầu thế giới về giống và di truyền bò sữa, để chuyển giao công nghệ IVF cho bò sữa. Điều này không chỉ khẳng định vị thế tiên phong trong ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam mà còn tạo dựng cho TH một lợi thế cạnh tranh lớn.

Từ năm 2019, TH bắt đầu nhận chuyển gia công nghệ IVF từ ABS – công ty hàng đầu thế giới về giống và di truyền bò sữa.

Từ năm 2019, TH bắt đầu nhận chuyển gia công nghệ IVF từ ABS – công ty hàng đầu thế giới về giống và di truyền bò sữa.

TS Hoàng Kim Giao nhận định, công nghệ phôi IVF - vốn được xem là "trí tuệ của thế giới" trong lĩnh vực này, đã ứng dụng tại các quốc gia phát triển từ nhiều năm trước. Việc làm chủ công nghệ phôi IVF sẽ giúp TH và ngành chăn nuôi bò sữa trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò.

Tại Việt Nam, việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF cho gia súc cũng đã được một số đơn vị như các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn thực hiện, nhưng mới chỉ mang tính chất nghiên cứu. Còn IVF riêng ở bò sữa và áp dụng vào thực tiễn thì đến nay đơn vị thực hiện thành công trên quy mô lớn chỉ có Tập đoàn TH - doanh nghiệp hội tụ đầy đủ các yếu tố như: Có cụm trang trại chăn nuôi hiện đại, công nghệ cao; có đàn bò sữa tiệm cận 70 nghìn con với những cá thể có tiềm năng di truyền tốt; trang thiết bị công nghệ cao đồng bộ, hiện đại; những cánh đồng nguyên liệu rộng lớn,…

Nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới

 

"Việc áp dụng công nghệ IVF không chỉ có ý nghĩa lớn đối với Tập đoàn TH, mà với cả ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam. Lý do là công nghệ này sẽ giúp nhân giống nhanh, chủ động được sản xuất bò sữa giống với giá thành chỉ bằng 1/2 - 2/3 bò sữa nhập khẩu; giảm chi phí nhập khẩu; giảm bệnh tật ở bò từ nước ngoài du nhập vào; đảm bảo đồng nhất chất lượng bò sữa giống", TS. Hoàng Kim Giao nhấn mạnh.

Ngoài năng suất, bò sữa ra đời từ phôi thụ tinh ống nghiệm còn có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường sống nóng ẩm ở Việt Nam. Đàn bò sữa chất lượng của TH cũng góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam tốt hơn nhờ năng suất sữa cao hơn, chất lượng sữa tốt hơn, cung cấp giống bò sữa tốt cho người chăn nuôi toàn quốc...

Trước đó, Tập đoàn TH từng thực hiện 24 đợt nhập khẩu bò sữa giống cao sản HF từ New Zealand và Mỹ về Việt Nam. Cùng với việc dự án IVF thành công, TH sẽ làm chủ công nghệ cho ra đời thế hệ bò sữa HF thuần chủng có chất lượng, sản lượng sữa tốt như những con giống hàng đầu ở Mỹ ngay tại Việt Nam.

Với kế hoạch sản xuất từ 5.000 đến 6.000 phôi/năm trong giai đoạn đầu, TH dự kiến không chỉ cung cấp phôi đông lạnh và con giống cho các trang trại thuộc sở hữu của mình mà còn cho các trang trại bò sữa nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.

Giám đốc kỹ thuật về thú y và chăm sóc sức khỏe đàn bò, Công ty cổ phần Thực phẩm Sữa TH - ông Gilad Efrat - chia sẻ, với dự án IVF, Tập đoàn TH kỳ vọng chất lượng đàn bò sữa sẽ được nâng cao nhờ lựa chọn trứng từ những con bò cái tốt nhất trong đàn. Về mặt di truyền, đó là một bước tiến rất lớn đi đến thành công. Cải thiện được vấn đề di truyền giống nhờ dự án IVF tại TH sẽ góp phần hiệu quả cải thiện chất lượng đàn bò ở Việt Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ chăn nuôi bò sữa thế giới.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 10 tháng tăng cả về khối lượng và giá trị

Tính chung 10 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120 nghìn tấn, trị giá gần 212 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.