| Hotline: 0983.970.780

Túc trực 24/24 ứng phó với bão Côn Sơn

Thứ Bảy 11/09/2021 , 18:56 (GMT+7)

Để ứng phó với bão Côn Sơn, quân đội đã chuẩn bị sẵn sàng 15 máy bay, 105 tàu và 160 xe đặc chủng để sẵn sàng tham gia ứng cứu cho tình huống xấu.

Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai họp chỉ đạo ứng phó với bão Côn Sơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai họp chỉ đạo ứng phó với bão Côn Sơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

15 máy bay, 105 tàu và 160 xe đặc chủng sẵn sàng tham gia ứng cứu

Chiều ngày 11/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo ứng phó với bão số 5, cơn bão Côn Sơn.

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão Côn Sơn hiện đang di chuyển chậm và sẽ suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Vào hồi 13h ngày 11/9, vị trí tâm bão cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 140km về phía Đông, sức gió cấp 9, giật cấp 11.

Dự báo đến sáng ngày 12/9, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đổ bộ vào các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi với sức gió cấp 6-7, giật cấp 9 và tiếp tục suy yếu thành vùng thấp.

Từ ngày 11-13/9, các tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam sẽ có mưa 200-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt, Quảng Ngãi phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.

Từ ngày 12-14/9 ở các tỉnh từ Quảng Bình - Thanh Hóa sẽ có mưa 100-200mm/đợt, riêng Quảng Bình và Hà Tĩnh có nơi trên 250mm/đợt.

Theo ông Mai Văn Khiêm, bão Côn Sơn hiện đang di chuyển chậm và sẽ suy yếu dần khi đi vào đất liền. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Mai Văn Khiêm, bão Côn Sơn hiện đang di chuyển chậm và sẽ suy yếu dần khi đi vào đất liền. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân chủng Hải quân, Binh đoàn 18 chuẩn bị tốt máy bay và các tàu bay đã sẵn sàng bay tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có tình huống xấu xảy ra.

“Hiện nay quân đội vẫn duy trì và sẵn sàng tăng cường hơn 530.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 3.700 phương tiện để tham gia cùng các lực lượng khác ứng phó với bão số 5 khi có tình huống xấu xảy ra. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng 15 máy bay, 105 tàu, hơn 1.000 xuồng các loại và 160 xe đặc chủng để sẵn sàng tham gia ứng cứu cho tình huống xấu xảy ra khi bão đổ bộ", Đại tá Phạm Hải Châu thông tin thêm.

Hiện nay, các địa phương từ Quảng Trị - Quảng Ngãi trong vùng ảnh hưởng của bão đã rà soát phương án sơ tán dân trong tình huống dịch Covid-19, dự kiến sơ tán 331.392 dân khu vực ven biển.

Túc trực 24/24 ứng phó bão Côn Sơn

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý cơn bão Côn Sơn có cường độ không quá lớn nhưng di chuyển chậm nên thời gian mưa lâu, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngập lụt và sạt lở đất. Ngoài ra điều đáng lo ngại là cơn bão đổ bộ vào khoảng thời gian nhiều tỉnh, thành đang phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống Covid-19.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu xảy ra tình huống xấu rất có thể sẽ có những cuộc họp khẩn ngay trong đêm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các địa phương luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu xảy ra tình huống xấu rất có thể sẽ có những cuộc họp khẩn ngay trong đêm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, Thứ trưởng cho rằng các địa phương cần hạn chế tối đa việc sơ tán, di dân. Trong trường hợp bắt buộc thì nên thực hiện di dân tại chỗ trong xã, trong thôn.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng lưu ý về khâu đưa thuyền viên rời tàu lên bờ còn chậm do phải test nhanh Covid-19, việc này cần thực hiện nhanh chóng vì bão sắp đổ bộ.

Đối với các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, Thứ trưởng nhấn mạnh các địa phương cần nhanh chóng sơ tán dân lên bờ, đến nơi an toàn. Cơn bão này sẽ gây mưa to, gió mạnh, sóng lớn trên biển, các địa phương và người dân không được chủ quan việc này.

“Bên cạnh đó các địa phương phải rà soát lại những điểm có nguy cơ ngập lụt và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân. Ngoài ra cần dứt khoát dừng hoạt động các công trình đang thi công, đảm bảo chỗ ăn nghỉ cho lực lượng thi công”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu.

Về vấn đề an toàn hồ chứa, hiện nay các hồ chứa thủy lợi, thủy điện tích nước chưa nhiều, khả năng cắt lũ rất lớn. Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến các hồ chứa nhỏ, hiện đang tích 60 - 70% lượng nước, chỉ cần một trận mưa lớn rất có thể phải xả lũ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý về khâu đưa thuyền viên rời tàu lên bờ còn chậm do phải test nhanh Covid-19, việc này cần thực hiện nhanh chóng vì bão sắp đổ bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý về khâu đưa thuyền viên rời tàu lên bờ còn chậm do phải test nhanh Covid-19, việc này cần thực hiện nhanh chóng vì bão sắp đổ bộ.

Cuối cùng, Thứ trưởng đề nghị các địa phương luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu xảy ra tình huống xấu rất có thể sẽ có những cuộc họp khẩn ngay trong đêm.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.