| Hotline: 0983.970.780

Tướng Tô Ân Xô: Ông Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu mật vụ Nhật Cường

Thứ Sáu 04/09/2020 , 19:28 (GMT+7)

Thông tin về các vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung được Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cung cấp trong họp báo Chính phủ.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời báo chí trong họp báo Chính phủ tháng 8. Ảnh: Tùng Đinh.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời báo chí trong họp báo Chính phủ tháng 8. Ảnh: Tùng Đinh.

Trả lời câu hỏi về quá trình điều tra ông Nguyễn Đức Chung, Thiếu tướng Tô Ân Xô cho biết ngày 28/8 cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với ông Chung để điều tra hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Trước đó, Bộ Công an đã thông tin ông Nguyễn Đức Chung có liên quan 3 vụ án bao gồm: Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước; Buôn lậu - vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - rửa tiền - vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

"Về vụ chiếm đoạt tài liệu bí mật, cơ quan điều tra đã chứng minh có hành vi chiếm đoạt, trong đó có chiếm đoạt tài liệu bí mật vụ Nhật Cường", Thiếu tướng Tô Xân Xô cho biết.

Về vụ Nhật Cường, Bộ Công an đã khởi tố 28 bị can với 4 tội danh. Trong đó, Bùi Quang Huy bị khởi tố về cả 4 tội danh nhưng đã bỏ trốn, hiện Bộ Công an đang truy bắt.

Bùi Quang Huy sử dụng tư cách pháp nhân của Nhật Cường để buôn lậu 260.000 sản phẩm điện thoại và các thiết bị với giá trị 3.236 tỷ đồng. Ngoài ra, Huy còn lập sổ sách kế toán che giấu hành vi phạm tội nhằm trốn thuế với số tiền khoảng 30 tỷ.

Theo đại diện của Bộ Công an, qua điều tra, cơ quan điều tra thấy rằng có gói thầu số hóa của Sở KH-ĐT Hà Nội, cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về đầu thầu gây thiệt hại 19,8 tỷ đồng. Việc này có một phần trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung trên cương vị Chủ tịch Hà Nội.

Về vụ Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội, ông Xô cho biết quá trình triển khai và thực hiện xử lý ô nhiễm nước hồ bằng chế phẩm Redoxy 3C, TP Hà Nội đã trực tiếp đàm phán với đối tác ở Đức. Họ đã nghiên cứu và sản xuất hóa chất này riêng cho Hà Nội sau khi nghiên cứu đặc tính sông, hồ Hà Nội.

Hà Nội đã sang để làm việc, nếu ký trực tiếp với công ty này thì rất bình thường nhưng quá trình mua sản phẩm lại ký qua một đại lý khác, quá trình điều tra xác định việc này gây thất thoát cho Nhà nước khoảng 41 tỷ đồng.

"Với vai trò là Chủ tịch Hà Nội, ông Chung có một phần trách nhiệm ở đây. Còn trách nhiệm đến mức nào cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ", Thiếu tướng Xô thông tin thêm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm