| Hotline: 0983.970.780

Tuyên Quang: Tự bắt cóc nướng ăn, 4 cháu bé phải nhập viện cấp cứu

Thứ Ba 28/04/2020 , 17:35 (GMT+7)

Bốn cháu bé tự bắt cóc nướng ăn nên bị ngộ độc phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu. Một cháu bị nặng được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang theo dõi sức khỏe của bệnh nhi bị ngộ độc do ăn cóc. Ảnh: Đào Thanh.

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang theo dõi sức khỏe của bệnh nhi bị ngộ độc do ăn cóc. Ảnh: Đào Thanh.

Các bệnh nhi gồm cháu: Bàn Đức C. (sinh năm 2014), Bàn Văn H. (sinh năm 2015), Nguyễn Văn C. (sinh năm 2013) và Bàn Việt Q. (sinh năm 2013) cùng trú tại xã Lang Quán, huyện Yên Sơn.

Người nhà các cháu cho biết, các cháu tự bắt cóc nướng ăn. Sau khi ăn khoảng 1 tiếng các cháu bị nôn nhiều, gia đình phát hiện nên đã đưa đi cấp cứu. Bệnh nhi nặng nhất là cháu Bàn Văn H. nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, lơ mơ, nhịp tim chậm 60 lần/phút, phổi thông khí kém… đã được chuyển tuyến về Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị và theo dõi. Các cháu còn lại về cơ bản đã bình phục.

Bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo, thịt cóc chứa hàm lượng đạm cao và không có độc tố. Tuy nhiên, nhiều bộ phận khác của cóc lại chứa độc tố, trong đó có độc tố nguy hiểm gây chết người là tetrodotoxin. Độc tố này có trong da, gan, trứng, mủ, mắt và hạch thần kinh của cóc cũng chứa bufotenin một chất cực độc, dễ gây chết người.

Xem thêm
5 nguyên nhân phổ biến gây ung thư vú

Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh ung thư vú là sử dụng các liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai. Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng gia tăng xác suất mắc ung thư vú.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên có tốt không?

Ngâm chân bằng nước lá lốt là phương pháp Đông y phổ biến, giúp kích thích huyệt, đả thông kinh mạch và tăng tuần hoàn máu.

Bình luận mới nhất