| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản

Thứ Tư 25/01/2023 , 14:10 (GMT+7)

Hải Phòng đã và đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia truy xuất nguồn gốc rau sạch được trồng tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia truy xuất nguồn gốc rau sạch được trồng tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy. Ảnh: Đinh Mười.

Thời gian qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã và đang gây nhiều tác động đến các hoạt động mua bán, kinh doanh, phân phối, xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung.

Trong bối cảnh dịch bệnh, dù hình thức giao dịch trên sàn thương mại điện tử đã ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến hơn nhưng với nông sản, đây lại là hình thức còn khá mới mẻ.

Do vậy, việc đẩy mạnh các sàn giao dịch nông sản điện tử, đã và đang được cơ quan chức năng quan tâm để mở toang tiềm năng tiềm tàng từ kênh phân phối đắc lực này.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, sau thời gian tích cực triển khai các nhóm giải pháp, đến nay trong sản xuất trồng trọt, một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân sản xuất đã áp dụng hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt, tự động điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính, nhà màng.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED trong trồng trọt đã góp phần tiết kiệm chi phí nhân công, nguồn nước, tăng năng suất cây trồng.

Trong sản xuất chăn nuôi và thú ý, một số cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi đã áp dụng hệ thống cảm biến điều tiết tiểu khí hậu chuồng nuôi, máng ăn tự động, hệ thống nước uống tự động; quản lý, theo dõi chăn nuôi, bán hàng, xuất xứ động vật trên máy tính.

Empty

Buổi làm việc giữa các đơn vị có sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp với đại diện các sàn thương mại điện tử: Vỏ sò, Postmart,... để tháo gỡ những vướng mắc trước khi đưa nông sản lên sàn. Ảnh: Đinh Mười.

Mặt khác, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đã áp dụng công nghệ dây chuyền giết mổ công nghiệp, hiện đại; quản lý, theo dõi giết mổ, bán hàng trên máy tính.

Với lĩnh vực khai thác thủy sản đã ứng dụng hệ thống giám sát hành trình, phần mềm Vnfishbase để quản lý tàu cá và hỗ trợ ngư dân trong quá trình khai thác trên biển; một số chủ tàu đã áp dụng thiết bị dò tìm luồng cá.

Còn với nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã áp dụng nuôi thủy sản trong nhà bạt, hệ thống quạt nước xục khí tự động, ứng dụng công nghệ quản lý môi trường ao nuôi.

Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến, kinh doanh nông sản đã triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp bằng tem gắn mã QR và tham gia sàn thương mại điện tử.

Để hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản thuận lợi, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Qua đó, đã hỗ trợ kết nối, giới thiệu đưa trên 220 mã sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử: Vỏ sò, Postmart, Shopee, Ladaza...

Người dân dễ dàng truy xuất nguồn gốc nhiều sản phẩm nông nghiệp tại các siêu thị ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân dễ dàng truy xuất nguồn gốc nhiều sản phẩm nông nghiệp tại các siêu thị ở Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Hải Phòng cũng đã có trên 100 sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng mã QR thông qua các hệ thống như traceVerified.com, agricheck.net, icheck.com.vn, trace.icheck.vn, smartcheck.vn... Đối tượng tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu như đưa hàng vào siêu thị, xuất khẩu.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Hải Phòng, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp, để chuyển đổi số nông nghiệp thành công cần thiết phải đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.

Người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực mà còn là nhóm cần được quan tâm nhất. Mặt khác, hàng hóa nông sản của Việt Nam nói chung cũng như của Hải Phòng trên thị trường hiện chủ yếu do người nông dân sản xuất ra.

Trong khi đó, phần lớn người nông dân hiện nay đang sử dụng thường xuyên thiết bị điện thoại di động. Do đó, áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp người nông dân sẽ là đối tượng dễ dàng và tiếp cận trực tiếp để đưa các công nghệ lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới cũng như thúc đẩy kênh kết nối tiêu thụ sản phẩm đầu ra vào trong quy trình sản xuất các sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hải Phòng sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, kết nối nông nghiệp thông minh.

Mặt khác, sẽ tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, hỗ trợ, tăng cường nghiên cứu các công nghệ số, phát triển các nền tảng số, hoạt động dữ liệu số, tạo ra các dịch vụ nội dung số về nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ xã hội, phát triển kinh tế số.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối sản xuất với tiêu thụ nông sản trên nền tảng trực tuyến và trên cơ sở dữ liệu cung cầu của các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp trong và ngoài TP Hải Phòng.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Giảm chi phí, tăng năng suất nhờ ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ

Sóc Trăng Hơn 291.000 nông dân ĐBSCL đã ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ, giúp bà con đưa ra quyết định canh tác phù hợp, giảm rủi ro, tăng năng suất, cải thiện thu nhập.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.