| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ Năm 28/04/2022 , 18:01 (GMT+7)

Các địa phương sẵn sàng ứng phó, với vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc; đến ngày 29 - 30/4 có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc; đến ngày 29 - 30/4 có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Theo bản tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, vị trí vùng áp thấp trên Biển Đông lúc 13h ngày 28/4 ở 7,5-8,5 độ Vĩ Bắc; 114,5-115,5 độ Kinh Đông.

Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc; đến ngày 29 - 30/4 có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Ngoài ra, từ ngày 1/5 ở vịnh Bắc bộ, Bắc Biển Đông và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, biển động mạnh.

Từ ngày 30/4 - 2/5, khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa lớn phổ biến 40-100mm, có nơi trên 120mm. Từ ngày 29/4 - 3/5, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, với lượng mưa 50-100mm, cục bộ có nơi mưa to trên 100mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung.

Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân để chủ động phòng tránh. Sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và tổ chức khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời.

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình cấp tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất để giảm thiểu thiệt hại.

Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang cần theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến của vùng áp thấp trên biển Đông, gió mạnh, sóng lớn trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp để đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.