| Hotline: 0983.970.780

Ứng phó với dịch Covid-19 trong tình hình mới tại các trường THPT và đại học

Chủ Nhật 13/03/2022 , 10:32 (GMT+7)

Ngày 12/3, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến 'Ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới tại các trường THPT và đại học'.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các trường xây dựng kế hoạch dạy - học đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: HVNN.

Hội thảo được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: HVNN.

Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Học viện đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy - học online, đảm bảo chất lượng đào tạo, an toàn trường học và sức khỏe cho cán bộ, viên chức, sinh viên.

Không chỉ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong khuôn viên và hỗ trợ sinh viên mắc kẹt tại Hà Nội, Học viện còn nghiên cứu, chế tạo ra nước sát khuẩn tay dành tặng cho hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các trường THPT có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo của Học viện.

GS.TS Nguyễn Thị Lan phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: HVNN.

GS.TS Nguyễn Thị Lan phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: HVNN.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, với thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, Học viện đã được Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp giấy chứng nhận năng lực xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2. Hơn 3 tháng qua, Học viện đã tổ chức xét nghiệp SARS-CoV-2 cho hàng vạn cán bộ, viên chức, sinh viên, người dân, giáo viên, học sinh các trường THPT.

Học viện đã tặng kit xét nghiệm SARS-CoV-2 cho hơn 200 trường THPT trên cả nước, góp phần chung tay cùng các trường THPT ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Và nhằm ứng phó với dịch bệnh Covid-19, Học viện đã đổi mới trong công tác tuyển sinh. Tuyển sinh online toàn bộ, học sinh làm thủ tục đăng ký nộp hồ sơ qua online, xác nhận nhập học, nộp kinh phí và đăng ký nhập học qua online. Học sinh có thể đăng ký học năm thứ nhất online hoặc off line. Học sinh có thể tham gia xét tuyển học bổng online.

GS.TS Nguyễn Thị Lan xác định tinh thần chống dịch Covid-19 như chống giặc. Ảnh: HVNN

GS.TS Nguyễn Thị Lan xác định tinh thần chống dịch Covid-19 như chống giặc. Ảnh: HVNN

Về công tác đào tạo, Học viện đã nhanh chóng chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động đào tạo, tuyển sinh (1 triệu tài khoản bản quyền MS team). Tổ chức tập huấn sử dụng đến từng cán bộ, sinh viên; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá. Xây dựng kịch bản chi tiết cho từng cấp độ dịch, hướng dẫn cụ thể cho từng nội dung: lý thuyết, thực hành, thực tập nghề nghiệp (video – Hyperlink), thực tập tốt nghiệp.

Ngoài ra, về công tác khoa học công nghệ và chuyển giao, Học viện đã xây dựng kịch bản ứng phó đối với từng cấp độ dịch để giải quyết các nhiệm vụ khoa học (không có F0 tại Gia Lâm; Có F0 tại Gia Lâm và Học viện; Có lây nhiễm cộng đồng). Xây dựng kịch bản ứng phó với các đề tài triển khai ở địa phương theo từng cấp độ dịch. Tăng cường hội thảo khoa học online để kết nối. Học viện vẫn tích cực đấu thầu được nhiều đề tài trong nước, quốc tế và các địa phương.

Tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế khuyến cáo, người dân nói chung và thầy, cô giáo, học sinh, sinh viên nói riêng không nên có tư tưởng sẽ trở thành F0. Bởi, nếu bạn bị F0, sẽ có nguy cơ bệnh nặng, phải nhập viện, thậm chí là tử vong.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: HVNN.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: HVNN.

Ngoài ra, bạn có thể phải đối diện với nguy cơ hậu Covid-19. Mặt khác, nếu bạn bị F0, rất có thể sẽ trở thành nguồn lây cho người khác, trong đó có trẻ em. Nếu trẻ không biết mình là F0 mà vẫn đến trường thì có thể lây sang các bạn khác. Như vậy, sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn và trẻ em sẽ không được đến trường vì bị F0.

Ngoài việc tiêm chủng cho học sinh, sinh viên, trong đó có trẻ từ 5-11 tuổi thì cần thực hiện tối đa giải pháp 5K. Tuy nhiên, tuỳ theo các khối lớp mà yêu cầu học sinh đeo khẩu trang. Học sinh bé không nhất thiết yêu cầu các em phải đeo khẩu trang, vì ảnh hưởng đến đường thở. Cần mạnh dạn cho học sinh đến trường; đồng thời phối hợp giữa gia đình, học sinh với y tế địa phương, nhà trường. Bị nhiễm lớp nào xử lý lớp đó. Không lạm dụng đánh giá F1 và thực hiện cách ly theo quy định.

PGS.TS Trần Đắc Phu còn cho hay, hiện, cơ quan chuyên môn đang đề xuất, F0 không triệu chứng có thể dạy học trực tuyến. Đặc biệt, cần đẩy mạnh truyền thông để các bà mẹ, phụ huynh không lo lắng trước đại dịch và yên tâm khi cho con trở lại trường học...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước là Đại học Nông nghiệp I) là trường đại học công lập trọng điểm Quốc gia, đa ngành, đóng tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 2022, Học viện tuyển sinh 48 ngành, gồm 74 chuyên ngành đào tạo. Trong đó đã có 06 ngành được kiểm định và đạt chuẩn quốc tế AUN. Ngoài các ngành truyền thống như nông nghiệp, thủy sản, thú y…Học viện còn đào tạo nhiều ngành xã hội có nhu cầu cao như Quản trị kinh doanh, kinh tế - tài chính, công nghệ sinh học, kỹ thuật ô tô… Đặc biệt Học viện có 5 chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng anh và một số chương trình do đại học Anh Quốc và New Zealand cấp bằng.

03 phương thức xét tuyển được Học viện áp dụng trong năm 2022 là:

(1) Xét tuyển thẳng: Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước; Tiêu chí xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện; Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 08/02/2022 (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 trở về trước).

(2) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ): Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: Đợt 1 (01/03 - 29/04/2022); Đợt 2 (05/05 - 15/06/2022).

 (3) Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Thời gian xét tuyển theo quy định, lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2022, xin liên hệ với số điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639/0961.926.939

Địa chỉ liên hệ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam; TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội

Website: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm