| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên ngoại tệ NK phân bón: Bộ Công thương nói có, Ngân hàng Nhà nước nói không

Thứ Ba 16/11/2010 , 10:24 (GMT+7)

Trao đổi với NNVN, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, phân bón không thuộc diện ưu tiên về nguồn ngoại tệ.

Bộ Công thương, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá phân bón trong nước tăng là do biến động tỷ giá và khan hiếm ngoại tệ.

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, PCT kiêm TTK Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp của cả nước trong năm 2010 vào khoảng 9 triệu tấn các loại. Sản xuất trong nước hiện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về phân lân và NPK, tuy nhiên, urê phải NK 50%, DAP 70-80%, phân SA và Kali clorua mỗi năm phải nhập từ 600 – 700 nghìn tấn, bằng 100% nhu cầu sử dụng trong nước.

Thời gian gần đây, do nhu cầu phân bón trên thị trường thế giới liên tục tăng, nguồn hàng lại khan hiếm dẫn tới giá tăng. Mặt khác, nguồn ngoại tệ trong nước không dồi dào, các ngân hàng thương mại không đáp ứng được nguồn ngoại tệ cho các DNNK phân bón nên đã không khuyến khích được các DN tạm trữ phân bón từ đầu năm.

Vụ ĐX ở đồng bằng Nam bộ, vùng sản xuất lúa XK trọng điểm của cả nước, đã bắt đầu khởi động. Do đó, nhu cầu phân bón tới đây cho vựa lúa này là rất lớn. Theo tính toán của Hiệp hội Phân bón, sẽ cần khoảng 500 nghìn tấn urê, 250 nghìn tấn DAP, 300 nghìn tấn SA…, tuy nhiên, hiện lượng phân bón dự trữ rất mỏng, số lượng các hợp đồng NK của DN rất ít.

Trong khi đó, một số DNNK cho biết, cho dù nhu cầu ngoại tệ rất lớn, song họ đang gặp khó khăn cả về nguồn cung ngoại tệ lẫn tỷ giá. Nếu khó khăn này không được kịp thời giải quyết có thể sẽ gây thiếu hụt về phân bón dẫn tới “sốt” giá.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương, sau khi họp bàn thống nhất với Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Phân bón đã đề nghị đưa phân bón vào danh mục ưu tiên về nguồn và tỷ giá ngoại tệ để giúp các DNNK đủ phân bón tới đây, nhất là phân ure và DAP. Trước mắt, Bộ này đang tạm dừng XK phân bón các loại, trừ phân lân, phân NPK và phân hữu cơ. Bộ cũng đã yêu cầu TCty Phân bón và hóa chất dầu khí chỉ đạo giá bán phân urê của nhà máy Phân đạm Phú Mỹ phải bán sát giá thị trường để cân bằng với giá bán của các DNNK.

Hiện tại ở Lào Cai, nơi trung chuyển phân bón chính của Việt Nam từ Trung Quốc, giá các loại phân bón đang tăng dần. Giá một loại phân bón như dimo-amonium photphate: 3.350 NDT; phân SA Trung Quốc: 850 NDT; phân mono - amonium photphate; 2.600 NDT; phân ure: 2.100 NDT.

Bộ Công thương cũng nhận định, thị trường phân bón Đông Nam Á sẽ còn tiếp tục “nóng” bởi nhu cầu phân bón đã tăng lên từ thị trường Thái Lan và Việt Nam. Thị trường Trung Quốc vẫn có dấu hiệu bất ổn. Mức tiêu thụ sulphur đang tăng mạnh ở nước này.

Các thương gia Trung Quốc đang lo ngại về việc Chính phủ sẽ tiến hành can thiệp nếu giá sulphur ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến giá phân bón phốt phát trong nước (nguyên nhân gây nên cơn sốt giá phân bón kỷ lục trong năm 2008). Thị trường phân bón Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ghê gớm tới việc bình ổn giá của thị trường phân bón Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, chiều qua (15/11), trao đổi với NNVN, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, phân bón không thuộc diện ưu tiên về nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên, cơ quan này đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nếu Thủ tướng đồng ý đưa phân bón vào danh mục ưu tiên về nguồn và tỷ giá ngoại tệ, cơ quan này sẽ có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm sự chỉ đạo.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm